Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
![]() |
Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ ở thị trấn huyện lỵ Ba Tơ (Quảng Ngãi). (Ảnh: TL) |
Hình thành điểm du lịch thăm quan về nguồn đặc sắc
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện, bảo tồn và gìn giữ lâu dài các giá trị hiện hữu của Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ cùng các di sản văn hóa liên quan, bảo đảm hài hòa giữa công tác bảo tồn di tích với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích. Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu di tích, khu dân cư và khu vực bảo vệ môi trường. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp trong khu vực lập quy hoạch.
Hình thành điểm du lịch thăm quan về nguồn đặc sắc, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta, kết hợp với thăm quan các khu vực cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương. Đưa Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ trở thành một trong những điểm đến quan trọng trên tuyến đường kết nối thành phố Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ; tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa các điểm của di tích và với các tuyến du lịch khác của địa phương.
Định hướng lộ trình, các nhóm giải pháp tổng thể về quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương; phát huy giá trị di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch bền vững, bảo vệ môi trường.
Đồng thời, xác lập cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ di tích; thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững tại khu vực di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích. Xây dựng quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan di tích và các khu vực liền kề.
Nhiệm vụ lập quy hoạch
9 nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:
1- Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch;
2- Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích: Nhận diện đặc trưng, yếu tố cấu thành di tích; cấu trúc không gian cảnh quan, các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch;
3- Xác định quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch;
4- Xác định các chỉ tiêu, dự báo phát triển của khu vực lập quy hoạch: Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và dự báo phát triển đô thị, du lịch; dự báo dân số và sức ép gia tăng dân số lên khu vực di tích; về lượng khách du lịch, nhu cầu du lịch và các dịch vụ du lịch; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật;
5- Xác định nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích;
6- Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật;
7- Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch;
8- Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường khu vực quy hoạch;
9- Kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Anh Thư
Theo
-
Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.
-
Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.
-
(Xây dựng) - Tối 27/12, tại Quảng trường Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tỉnh Hưng Yên; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).
08:49 | 28/12/2024 -
(Xây dựng) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; các tướng lĩnh quân đội, các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.
15:17 | 26/12/2024 -
(Xây dựng) – Tối 25/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và chào năm mới 2025 với chủ đề “Rạng rỡ vinh quang”.
11:50 | 26/12/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load