Quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Xây dựng Để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cần phải đáp ứng một trong các điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình chưa được mua thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội chưa được hưởng chính

Quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

08:36 | 27/01/2024

(Xây dựng) - Để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cần phải đáp ứng một trong các điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.

Quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở năm 2014 quy định một trong các hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này…”.

Tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định:

“a) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;

b) Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…”.

Trong khi đó, tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định giấy tờ chứng minh về điều kiện thực trạng nhà ở:

“…a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ một năm trở lên nếu có thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;…”

Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở năm 2014 quy định một trong các hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: “Hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.”

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: “Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa”.

Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 đã có quy định cụ thể về điều kiện vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình.

Khôi Nguyên

Theo