Thanh Hóa Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung

Xây dựng UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4260 QĐ UBND Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045

Thanh Hóa: Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung

21:52 | 14/11/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4260/QĐ-UBND, Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

Thanh Hóa: Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung
Không gian phát triển thương mại dịch vụ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, phạm vi ranh giới: Ranh giới bao gồm toàn bộ huyện Hà Trung (có 20 đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 1 thị trấn). Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 160.800 người; dân số đô thị khoảng 97.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 61,1%. Dự báo đến năm 2045, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 204.750 người; dân số đô thị khoảng 145.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70,8%. Quy mô đất đai: Bao gồm diện tích tự nhiên huyện 24.381,68ha. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 8.780ha (chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng 9.800ha (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên)…

Quy định về các vùng phát triển và các không gian phát triển kinh tế, vùng 1 (vùng phía Bắc): Khu vực Hà Long, Hà Bắc gắn với sự phát triển chung của Bỉm Sơn là vùng phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ đa chức năng trong đó, trung tâm hạt nhân đô thị là đô thị Hà Long và Bỉm Sơn; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistic gắn với Khu công nghiệp Hà Long - Bỉm Sơn và hành lang kinh tế Quốc lộ 217B với nút giao cao tốc, Quốc lộ 1A; phát triển dịch vụ cao cấp (du lịch, nghỉ dưỡng, sân Golf…) khu vực đô thị Hà Long; dịch vụ văn hóa tín ngưỡng vùng phía Bắc của tỉnh & bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa; phát triển nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất đặc sản lúa gạo nếp cái hoa vàng.

Vùng 2 (vùng lõi Sông Hoạt): Vùng hạn chế xây dựng, là vùng có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu; trung tâm hạt nhân đô thị là đô thị sinh thái Cừ. Tập trung phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị tăng cao là nền tảng: Trang trại tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa mô hình chăn nuôi, cá lúa, các sản phẩm đặc trưng của vùng chiêm chũng. Tập trung phát triển dịch vụ thương mại dọc tuyến hành lang kinh tế Quốc lộ 1A. Gắn kết vùng đô thị Hà Trung và Bỉm Sơn.

Vùng 3 (vùng phía Nam): Là vùng phát triển mạnh về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ văn hóa tâm linh, thắng cảnh, đầu mối giao thông. Cụ thể, phát triển đa trung tâm: Thị trấn Hà Trung (hành chính - chính trị); đô thị Hà Lĩnh (đầu mối giao thương quan trọng của tỉnh), đô thị Gũ, đô thị Ngọc Âu; phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên hành lang kinh tế Quốc lộ 217B, cao tốc Bắc - Nam, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện; phát triển dịch vụ văn hóa tín ngưỡng, dịch vụ du lịch thắng cảnh Hàn Sơn.

Thảo Chi

Theo