Xây dựng đô thị ven biển hiện đại, thông minh, tăng trưởng xanh gắn với phát triển du lịch bền vững
(Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức cuộc họp góp ý kiến nhiệm vụ Đề án “Xây dựng, phát triển một số đô thị, khu đô thị ven biển hiện đại theo mô hình sinh thái, tăng trưởng xanh, thông minh gắn với phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Toàn cảnh cuộc họp. |
Tại cuộc họp, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP) đã trình bày tóm tắt về quá trình xây dựng nhiệm vụ Đề án.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS.KTS Nguyễn Trung Dũng đã báo cáo nội dung Nhiệm vụ Đề án, nhấn mạnh vào các nội dung: Vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống đô thị ven biển Việt Nam; Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án, phạm vi, đối tượng, thời hạn của Đề án; Thực trạng, tiềm năng và các cơ hội, thách thức trong phát triển của các đô thị ven biển nước ta hiện nay; Quan điểm và mục tiêu của Đề án; Các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Đề án.
Đối với các nhiệm vụ và giải pháp, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ chính. Một là hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị ven biển đồng bộ, hiện đại, làm cơ sở cho phát triển bền vững kinh tế biển. Hai là tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý phát triển không gian đô thị biển. Ba là ưu tiên phát triển mạng lưới đô thị đảo theo mô hình kết hợp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bốn là đổi mới mô hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, đề xuất các mô hình đô thị ven biển đặc thù hỗ trợ phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ logistics và văn hóa. Năm là tăng cường năng lực thích ứng và chống chịu với thiên tai, biến đổi khí hậu cho các đô thị biển. Tương ứng với mỗi nhóm nhiệm vụ là các công việc cụ thể và kết quả, sản phẩm của từng công việc.
Hoàn thiện cơ chế chính sách là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị ven biển đồng bộ, hiện đại, làm cơ sở cho phát triển bền vững kinh tế biển. |
Các thành viên tham dự cuộc họp đã đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ Đề án như lồng ghép một số nội dung công việc, xác định lại đối tượng và giới hạn phạm vi của Đề án, làm rõ nguồn lực thực hiện Đề án...
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị VIUP tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia, tập trung vào nội hàm không gian đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu đô thị ven biển; lồng ghép các nội dung Bộ Xây dựng đã thực hiện về đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, vật liệu và công nghệ xây dựng bền vững vào nội dung Đề án.
Thứ trưởng yêu cầu VIUP tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhiệm vụ Đề án để báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong thời gian tới.
Phương Trang
Theo
-
Ngày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
(Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.
-
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
-
Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.
-
(Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.
-
Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
-
(Xây dựng) - Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
09:22 | 03/11/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load