Những vị trí đặt cây cảnh ngày Tết để thần Tài liên tục gõ cửa
Cây cảnh là một thứ không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam. Ngoài công dụng để trang trí ra thì chúng còn gây ảnh hưởng đến phong thủy trong nhà, vì vậy gia chủ cần chú ý khi mua hay đặt cây cảnh trong dịp Tết.
Những tuổi nào làm nhà tốt nhất năm 2021
Lỗi phong thủy trong thiết kế nhà chung cư và cách hóa giải cho gia chủ
Cách lựa chọn bàn ăn hợp phong thủy
Tết Nguyên Đán tới gần cũng là thời điểm các gia đình dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón những ngày đầu tiên của năm mới. Không chỉ vậy, mọi người còn mua những chậu hoa, chậu cây cảnh để bài trí cho không gian thêm ấm áp, đậm hương vị Tết cổ truyền của dân tộc. Chúng không chỉ giúp mang không khí ấm áp của mùa xuân, không khí ngày Tết mà còn mang lại may mắn, phúc lộc, tiền tài cho gia chủ trong năm mới.
Có nhà chọn cho mình một chậu quất, cam, bưởi xum xuê trái, một cây đào, mai sắc thắm đầy lộc non, hay một chậu hoa nhỏ nhắn… nhằm góp phần mang sắc xuân tràn ngập không gian gia đình. Tuy nhiên, đa số hiện nay, việc đặt cây cảnh Tết vẫn còn theo cảm quan của mỗi gia đình mà chưa tuân theo những nguyên tắc phong thủy nào.
Dưới đây là kinh nghiệm của các chuyên gia phong thủy trong việc đặt cây cảnh ngày Tết giúp gia chủ hút nhiều tài lộc và gặp nhiều may mắn:
Vị trí đặt cây
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, cây cảnh Tết có đặc điểm tối kị không được phép để chính giữa một mặt bằng bởi khoảng giữa mỗi mặt bằng bất kể phòng khách hay phòng nào cũng đều là khu vực khởi phát năng lượng. Nếu kê cây vào giữa phòng thì năng lượng của phòng sẽ giảm xuống.
Bên cạnh đó, cây cảnh cao không được đặt bên tay phải. Theo nguyên tắc nếu đặt cây cao ở vị trí này 3-4 tháng Tết sẽ kích hoạt tiểu nhân, trên bảo nhân viên không nghe. Đặc biệt cây cảnh Tết cao lớn không nên đặt ở trước cửa sân nhà.
Nên đặt cây cảnh phong thủy tại những vị trí trống trong nhà như cuối hành lang hay góc phòng khách, phòng ăn...
Việc đặt cây cao lớn ở trước cửa sân không khác gì cột điện cắm ở cửa sân. Nếu đặt cây cảnh Tết ở bên Bạch Hổ (bên phải) gọi là kích hoạt tiểu nhân. Chỉ nên đặt cây cảnh Tết bên tay trái tính từ trong nhà nhìn ra.
Về hướng, bạn nên đặt cây ở cửa sổ hướng ra phía đông để cây hứng nắng sáng, tốt cho sự phát triển của cây. Trồng một vài cây ngoài nhà và đặt một số cây cảnh trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ vừa để trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho không gian nhà bạn.
Nên đặt cây cảnh phong thủy tại những vị trí trống trong nhà như cuối hành lang hay góc phòng khách, phòng ăn... để vừa tạo nên sự cân đối về bố cục và không làm vướng víu tầm nhìn lại sự di chuyển của mọi người.
Những cây cảnh Tết mang nhiều tài lộc
Trong đó, mỗi loại hoa, loại cây cảnh đều có ý nghĩa khác nhau và phù hợp với không gian riêng nên việc lựa chọn được loại cây vừa đẹp trang trí Tết vừa hút tài lộc luôn được mọi người chú trọng.
Theo các chuyên gia phong thủy, những cây cảnh như đào, quất, trúc, mai được các cụ từ xưa chơi ngày Tết khi viết tên đều có ý nghĩa tốt đẹp.
Ví dụ, mọi người trưng bày cây quất vì khi viết chữ có ý nghĩa là quý, cây cam phát âm là “kim” tức là “vàng”. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển. Theo quan niệm của người xưa, hoa mai tượng trưng một năm mới nhiều niềm vui hạnh phúc, tiền tài, công danh rực rỡ như sắc hoa.
Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển.
Còn hoa đào được coi là tinh hoa của ngũ hành, là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, nhân duyên, lễ cưới. Theo phong thủy, hoa đào có thể trị bách quỷ. Chính vì vậy, trong năm mới ở các gia đình người Việt ở miền Bắc thường có bày cây hoặc cành hoa đào với mong muốn cầu xin may mắn, thuận lợi cả năm.
Hoa cúc trong dân gian là loài hoa quý nằm trong tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai", tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Theo phong thủy, hoa cúc mang lại may mắn, cuộc sống bình yên cho gia chủ. Cúc biểu tượng cho phúc lộc, sự sống và niềm vui tràn ngập.
Ngoài ra, một số cây tên hay đẹp, dễ chơi cũng được mọi người ưa chuộng trưng bày trong dịp Tết như: cây phát lộc, cây vạn niên thanh, đại lộc, cây kim tiền, cây rồng nhả ngọc…
Một số lưu ý khác
- Khi trồng cây trang trí ngày Tết, ngoài yếu tố phong thủy còn cần chú ý những cây có độc có thể làm nguy hại đến sức khỏe như: Cây trúc đào, cây thầu dầu, cây trạng nguyên, hoa anh thảo…
- Không nên trồng cây có tán lớn, rậm rạp trước cửa nhà vì sẽ khiến khoảng không phía trước u tối, ngăn ánh sáng tự nhiên vào cửa chính và khuất tầm nhìn của bạn. Điều này khiến cho tinh thần và sức khỏe của gia đình bạn không tốt.
- Không nên chọn các loại cây có lá dài nhọn trồng trong nhà vì ý nghĩa phong thủy không được tốt, dễ làm cho gia chủ vướng vào những chuyện tranh chấp, cãi cọ, cuộc sống không yên bình.
- Không nên chọn các loại cây có tính âm vì nếu chúng sống tốt thì có nghĩa là trong nhà bạn có âm khí, không được sạch sẽ.
Đặt cây cảnh trong nhà ngày Tết luôn phải quan trọng vị trí hợp phong thủy.
- Nếu trồng cây ở trước cửa nhà, lối đi vào nhà hay sân vườn, bạn không nên trồng một cây. Hoặc là trồng cây theo cặp cân xứng, tạo không gian hài hòa cho gia đình bạn, hoặc trồng số cây lẻ lớn hơn 1 cây như 3,5,7 để tạo phong thủy tốt vì theo quan niệm của người xưa, số lẻ tượng trưng cho tính dương, sự dư thừa nên người ta thường chuộng các con số này.
Ngày Tết mà có cây quất, cành đào trang trí nhà cửa thì năm mới cũng được nhiều may mắn. Tuy nhiên, để đảm bảo hợp phong thủy, quý vị nhớ chú ý những điều trên để toàn gia được mạnh khỏe, hút tài lộc.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!