Trồng cây chống ô nhiễm không khí trong nhà

(Tieudung.vn) - Trước tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội hiện nay, các gia đình lo ngại tìm nhiều giải pháp lọc không khí trong nhà. Trong đó, việc trồng cây xanh đang được nhiều người lựa chọn với hy vọng

Trồng cây chống ô nhiễm không khí trong nhà

Trồng cây chống ô nhiễm không khí trong nhà
Trước tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội hiện nay, các gia đình lo ngại tìm nhiều giải pháp lọc không khí trong nhà. Trong đó, việc trồng cây xanh đang được nhiều người lựa chọn với hy vọng lọc sạch không khí, hạn chế bớt bụi bẩn.

Cây xanh không những giúp không gian sống gần gũi với thiên nhiên mà còn đem lại nguồn không khí trong lành cho gia đình. Trong đó, rất nhiều loại cây xanh được giới khoa học chứng minh có rất tốt trong việc lọc không khí, bụi bẩn.

Có rất nhiều loại cây có tác dụng lọc không khí như: Cây dương xỉ, cây lan ý, lô hội, cây lưỡi hổ, vạn niên thanh, cây cảnh cọ, thường xuân, cây nhện, tuyết tùng,...

Mô tả ảnh
 

Cây lưỡi hổ: Đây là loại cây dành cho phòng ngủ, nó giúp sản sinh ra khí O2 thanh sạch cho gia đình vào ban đêm, khả năng này hầu như các loài cây khác không có được (ban đêm, thực vật cây cối thực hiện quá trình hô hấp, hấp thu O2 và thải ra CO2). Loại cây này không cần nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Theo phong thủy, cây lưỡi hổ có lá cứng tượng trưng cho sự mạnh mẽ.

Cây tuyết tùng: Cây tuyết tùng (còn gọi là cây bách Nhật Bản) thường được trồng làm cây bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng ưa những nơi có bóng mát nên thích hợp trồng trong nhà. Theo phong thủy, tuyết tùng tượng trưng cho khí chất quân tử.

Mô tả ảnh
 

Tuyết tùng có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục. Thể hiện tình thương yêu. Sự trường tồn của cây qua năm tháng còn thể hiện sự nhớ thương đến những người đã khuất. Không những vậy, cây còn tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên.

Cây sống đời: Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng có nguồn gốc từ Madagascar. Nó tích nước trong phần thân lá và có tác dụng điều hòa không khí trong nhà bạn, thích hợp trồng tại nơi có không khí khô thoáng. Cây sống đời rất dễ sống, không cần tưới nhiều nước bạn chỉ cầnđặt nó ở nơi đón nhiều ánh sángtrong phòng là được.

Mô tả ảnh
 

Cây Lan Ý: Cây Lan Ý tại Việt Nam còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Cây này có khả năng hút ẩm, cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Loài cây này còn có ý nghĩa tượng trưng cho "niềm hạnh phúc của phụ nữ”. Nếu bạn trồng loại cây này thì hạnh phúc và sẽ ngập tràntrong nhà.

Cây Trầu bà: Trầu bà là một trong những cây nội thất phổ biến nhất. Cây trầu bà dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường và có tác dụng hút bụi, lọc không khí hiệu quả. Cây trầu bà vừa và nhỏ có thể để trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ để cành lá rủ xuống nhẹ nhàng. Khi để cạnh các thiết bị điện tử nó sẽ hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ, TV, máy in...

Cây nha đam: Ngoài công dùng làm , dưỡng da, cây nha đam (hay còn gọi là lô hội) còn có khả năng làm sạch không khí.Đặc biệt nó còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.

Nha đam dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể bố trí ở nhiều không gian trong nhà để lọc không khí. Cây nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng. Thỉnh thoảng bạn nên lau bề mặt lá nha đam để tăng hiệu quả lọc bụi.

Mô tả ảnh
 

Cây dương xỉ: Cây dương xỉ được ví như một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde trong không khí.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen. Bạn có thể đặt một chậu dương xỉ trên giá sách, cạnh kệ tivi... Cây dương xỉ Mỹ có nhu cầu về độ ẩm cao nên cần được chăm sóc thường xuyên.