Chống Thấm Ngược Là Gì? ⚡️ 9 Cách Chống Thấm Ngược Hiệu Quả Nhất
213- Chống thấm ngược là gì?
- Nguyên nhân gây tình trạng thấm ngược
- Ưu điểm và nhược điểm chống thấm ngược
- Khi nào cần sử dụng biện pháp chống thấm ngược?
- 9 vật liệu chống thấm ngược tốt nhất hiện nay
- Sử dụng Sika chống thấm ngược
- Sử dụng Keo epoxy chống thấm ngược
- Sử dụng màng khò bitum
- Sử dụng sơn chống thấm ngược kova – dulux
- Chống thấm ngược bằng intoc
- Phụ gia chống thấm ngược
- Dùng bột trét để chống thấm ngược
- Sử dụng vữa chống thấm ngược Sotin
- Xi măng chống thấm ngược
- Tại sao lựa chọn dịch vụ chống thấm ngược Việt Architect Group
Chống thấm ngược hay có tên gọi khác là phương pháp chống thấm nghịch. Đây là phương pháp chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về nguyên nhân và các phương pháp chống thấm ngược đơn giản và hiệu quả nhất.
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là phương pháp ngăn nước ngược chiều với hướng xâm nhập của nguồn gây thấm. Bạn có thể hiểu đơn giản là: nước ngấm từ bên ngoài vào trần, tường thì sẽ sử dụng lớp chống thấm ở bên trong của tường, trần nhà. Độ hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào vật liệu chống thấm bạn sử dụng có độ bám dính tốt và thẩm thấu vào thân bê tông tốt không.
Để hiệu quả tối đa, bạn có thể thực hiện phương pháp chống thấm ngược theo 3 cách thông thường như sau:
- Sử dụng hóa chất chống thấm để quét lên bề mặt cần được chống thấm
- Sử dụng màng bitum khi chống thấm ngược
- Sử dụng phụ gia chống thấm
Nguyên nhân gây tình trạng thấm ngược
Nguyên nhân gây hiện trạng nước thấm ngược vào công trình tại các vị trí như tường, trần nhà, ban công,…chủ yếu là:
- Các mao dẫn trong lòng kết cấu bê tông bị thấm dẩm, các kết cấu tường gạch gây ẩm ướt trên tường và sàn nhà.
- Vào những ngày mưa kéo dài, lượng nước mưa ngấm vào tường bên ngoài gây ra tình trạng ẩm ướt trên tường.
- Độ ẩm ngoài trời gây ra hiện tượng ngưng tụ nước và lắng đọng trên tường và trần nhà gây thấm dột công trình.
- Trong quá trình xây dựng phần móng, chân tường không được sử dụng đủ vữa xi măng. Điều này tạo ra các lỗ rỗng giữa các viên gạch, tạo điều kiện để nước thấm nhanh vào các mao mạch và thấm sâu vào chân tường gây thấm dột công trình.
Ưu điểm và nhược điểm chống thấm ngược
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể dùng để thi công những hạng mục khó mà các phương pháp chống thấm khác không thi công được.
- Nhược điểm: Phương pháp này thường thi công với chi phí tốn kém hơn và độ bền cũng không được cao so với phương pháp chống thấm thuận.
Khi nào cần sử dụng biện pháp chống thấm ngược?
Khi ngôi nhà bị thấm dột và các vị trí dột tại những vị trí khó thi công đòi hỏi kỹ thuật khắt khe, mà những phương pháp chống thấm thuận không thể thực hiện được thì bạn mới nghĩ đến phương pháp chống thấm ngược. Cụ thể:
- Mỗi khi trời mưa to hoặc mùa mưa kéo dài, nước thoát không hết mưa nhiều dẫn đến nước ngấm và chảy vào khe mặc dù đã úp tôn chống thấm. Những trường hợp này bắt gặp nhiều ở các ngôi nhà mới xây hoặc không được trát bên ngoài.
- Tại các bể chứa nước ngầm thường có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài.
- Nếu ngồi nhà được xây chung tường với nhà bên cạnh hoặc nước thấm từ sân thượng hoặc từ nhà vệ sinh hàng xóm cũng gây ra tình trạng thấm ngược.
9 vật liệu chống thấm ngược tốt nhất hiện nay
Dưới đây là những vật liệu chống thấm ngược hiệu quả, được sử dụng nhiều nhất khi thi công chống thấm mà chúng tôi gửi tối cho bạn tham khảo như sau:
Sử dụng Sika chống thấm ngược
Vật liệu Sika được dùng nhiều trong thi công chống thấm ngược cho các công trình khác nhau và đem lại hiệu quả rất cao. Các bước chống thấm được thực hiện theo 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu chống thấm và máy móc chuyên ngành bao gồm: sika latex, khoan, đục, máy phun hóa chất, bay trát vữa, chổi, bàn chải sắt,….đặc biệt là nhân công thi công.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công công trình lần lượt như sau:
- Tiến hành băm đục bê tông và loại bỏ hết lớp vỏ cũ bên ngoài
- Tiếp theo, tiến hành xử lý các khe nứt sạch sẽ đến phần lõi của bê tông
- Sau đó bạn dọn vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, thu dọn các vật dụng, chướng ngại vật cản trở hoạt động chống thấm được diễn ra dễ dàng.
Bước 3: Tiến hành chống thấm
- Đầu tiên cố định bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng sử dụng vữa đổ bù không co ngót.
- Cố định xong tiến hành quét lớp lót chống thấm lên trên bề mặt và chờ đợi cho lớp chống thấm khô trong khoảng thời gian từ 2-3h.
- Cuối cùng quét thêm khoảng 2 – 3 lớp hóa chất sika chống thấm lên trên bề mặt cần thi công. Chú ý đến thời gian đợi giữa các lớp từ 3 – 4h tùy vào tốc độ khô của vật liệu sử dụng.
Bước 4: Bạn kiểm tra xem chống thấm có đạt chất lượng không bằng cách ngâm thử nước, gia cố và lát hoàn thiện. Khi mọi thứ đều đạt yêu cầu rồi bạn có thể bàn giao công trình cho khách hàng.
Sử dụng Keo epoxy chống thấm ngược
Keo Epoxy là vật liệu chống thấm được sử dụng ở những hạng mục như: vết nứt tường, trần nhà, khe tường giữa 2 nhà, cổ ống. Keo Epoxy được sử dụng phổ biến nhờ các ưu điểm như:
- Khả năng kháng điện , chống nước rất tốt.
- Độ bền cao.
- Chống oxy hoá.
- Khả năng bám dính hiệu quả
- Hiệu quả chống thấm cao vì đặc tính không tan được không nước.
Ngoài ra, keo Epoxy ngoài ứng dụng trong ngành xây dựng còn được sử dụng rộng rãi trong sửa chữa tàu thuyền, chế biến gỗ. Tuy nhiên, Keo epoxy là một hợp chất hoá học nên cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng:
- Không tiếp xúc trực tiếp tay với keo.
- Khi sử dụng cần mang bao tay, khẩu trang, thiết bị bảo hộ khi sử dụng keo, chống dính và hít phải keo.
- Cần tìm nơi thông thoáng, ít người, không có trẻ em và phụ nữ mang thai để pha chế keo.
- Nên bảo quản nơi khô thoáng, đậy kín hộp khi không sử dụng, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Cần pha lượng keo vừa đủ, tránh lãng phí vì tính chất keo chỉ sử được trong vòng 15 phút sau khi pha
Sử dụng màng khò bitum
Để thực hiện được biện pháp này bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực thi công, vật liệu xây dựng và bề mặt thi công sạch sẽ nhất. Tiếp theo, tiến hành xử lý chống thấm theo trình tự như sau:
- Bước 1: Tiến hành quét 1 lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên trên bề mặt cần thi công như: sàn nhà, tường nhà, chân tường chỗ cần chống thấm.
- Bước 2: Đợi cho màng lót khô, tiếp đến bạn dùng đèn khò khí ga đốt nóng chảy màng bitum lên. Dùng con lăn miết chặt màng bitum với bề mặt bê tông. Bạn cần lưu ý tất các vị trí đặc biệt như: cổ ống thoát xuyên sàn, chân tường, góc tường, mép chồng các lớp màng với nhau thật kỹ để hiệu quả chấm thấm được tốt đa.
- Bước 3: Ngâm nước trong vòng 1 ngày sau đó kiểm tra, nghiệm thu. Thi công lớp bảo vệ hoặc lát hoàn thiện rồi bàn giao công trình.
Sử dụng sơn chống thấm ngược kova – dulux
Trên thị trường có rất nhiều dòng sơn chống thấm như: sơn chống thấm ngược Kova, sơn chống thấm ngược Dulux…..được tin dùng nhiều nhất.
Các bước thực hiện sơn chống thấm ngược kova – dulux tường trong nhà như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm. Phải chú ý đảm bảo độ bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo trên bề mặt cần chống thấm. Cách tốt nhất là nên thi công chống thấm sau 1 tuần khi đã xây dựng xong công trình.
- Bước 2: Nếu bạn sử dụng bột trét tường hoặc bả matit thì tốt nhất chỉ nên quét một lớp thật mỏng trên bề mặt và không cần sử dụng đến bả matit.
- Bước 3: Cuối cùng, lăn chổi nhiều lần với những lớp thật mỏng. Cách làm này giúp bề mặt sơn được bóng, đều hơn và tiết kiệm chi phí tối đa cho việc sơn phủ. Bạn nên quét theo trình tự từ trên xuống dưới và chỉ nên sơn lớp thứ 2 khi mà lớp thứ nhất đã đảm bảo khô hoàn toàn.
Chống thấm ngược bằng intoc
Sản phẩm INTOC là lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04N có tính năng kháng nước đặc biệt. Thông thường sử dụng INTOC-04 (hoặc INTOC-04N), INTOC-DN. Quá trình thi công chống thấm sau khi đổ bê tông ít nhất từ 10 ngày trở lên.
Yêu cầu
- Đảm bảo bề mặt thi công phải được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, tạp chất, xử lý các phần bê tông dư thừa.
- Xử lý các vết nứt trên kết cấu.
Chuẩn bị
- Tạo độ nhám bằng cách cắt nghiêng vào bề mặt bê tông những góc 45 độ, sâu chừng 1,5cm và khoảng các giữa hai đường cắt tầm 15cm. Chú ý, hàng sau cách trước 10cm, góc nghiêng ngược hướng với hàng trước và so le với hàng trước. Mục đích để cho lớp hồ dầu bám chặt vào bề mặt bê tông khi thi công.
- Đối với những vị trí ống nối điện, phễu thu nước, ống thoát nước: cần đục xung quanh với chiều sâu khoảng 2cm, chiều rộng khoảng 2cm để trét keo INTOC trộn với cát khô theo tỉ lệ 1:1).
- Đục theo hình chữ V dọc theo vị trí mạch ngừng và phủ lớp chống thấm INTOC-04 và vữa bảo vệ lấp đầy các vị trí đó.
- Khoan hình chữ U sâu khoảng 03-05cm, gắn ống và cố định ống nhựa sâu khoảng 2-3cm bằng INTOC-DN tại các vị trí bị rò nước, sao cho nước chảy ra ngoài theo đường ống đã đặt. Tiến hành chống thấm xung quanh bằng hồ dầu chống thấm INTOC-04 kết hợp vữa bảo vệ. Đợi sau 1 ngày rồi rút ống ra và bít lại bằng INTOC-DN.
- Đối với vách tầng hầm với bề mặt bê tông gồ ghề. Cần tiến hành tạo phẳng bề mặt sản phẩm INTOC-04N với quy trình tương tự.
- Tạo ẩm bằng nước nhiều lần với tần suất ít nhất 3 lần và mỗi lần cách nhau 15 phút, để bảo bảo bề mặt bê tông trước khi thi công phải đạt độ ẩm tốt.
- Pha trộn hỗn hợp theo công thức: [ 01kg INTOC 04 + 03 kg nước + 08kg xi măng vừa đủ dẻo sệt]
Thi công chống thấm.
- Bước đầu tiên tô một lớp mỏng hồ dầu chống thấm INTOC-04 lên bề mặt bê tông bằng cách dùng cọ quét sao cho lấp đầy các khe cắt nghiêng. Tiếp theo tô phủ lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 dày 4mm lên trên bề mặt bê tông vách hầm.
- Đợi lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 vừa ráo mặt, tiếp tục phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ dày khoảng 10mm lên trên lớp.
- Khi lớp vữa bảo vệ ráo mặt bạn nên nhẹ nhàng tạo nhám bề mặt vữa để tạo kết nối tốt cho công tác tiếp theo.
Ghi chú: Đối với các hạng mục bị rò rỉ nước nhiều và trên diện rộng, cần chống thấm 02 lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 và vữa bảo vệ cách nhau khoảng 48 giờ. Trong vòng 5-7 ngày tiến hành cán lớp hoàn thiện lên bên trên, nếu cần có thể cán sau 24h.
Phụ gia chống thấm ngược
- Bước 1: Tiến hành dùng máy khuấy tay trộn đều 2 thành phần A và B trong 5 phút, theo tỉ lệ sau: 01kg (chống thấm)+ 2.6kg (bột trộn sẵn vừa đủ dẻo sệt)
- Bước 2: Tiếp đó tạo nhám thật kỹ rồi vệ sinh bề mặt.
- Bước 3: Cần tạo độ ẩm cho bề mặt cần thi công bằng cách phun nước tạo ẩm. Sử dụng bay trét hỗn hợp đã pha lên bề mặt xi măng và ống xuyên sàn. Sau đó siết thật chặt đắp quanh ống xuyên sàn. Phủ 2 lớp vữa chống thấm dày khoảng 2mm lên bề mặt bê tông. Chú ý nên thi công lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất đã khô và lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt. Cuối cùng phủ nhẹ 1 lớp vữa xi măng trộn cát dày khoảng 10mm lên trên.
- Bước 4: Kiến tạo thi công giật lùi để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
- Bước 5: Tiến hành bơm nước bảo dưỡng sau 12h thi công
Dùng bột trét để chống thấm ngược
Bột mastic trét tường là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Sản phẩm giúp bề mặt thi công được nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ, tạo độ bám dính của các màng sơn khi hoàn thiện. Trong bột mastic có các thành phần chủ yếu bao gồm: Chất kết dính, chất độn, phụ gia.
Thực hiện bột mastic chấm thấm ngược như sau:
- Bước 1: Tiến hành trộn matit với nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì.
- Bước 2 : Tiếp theo trét tường cho bề mặt phẳng bằng bàn doa.
- Bước 3 : Cuối cùng chờ khoảng 2h đợi bột khô là có thể nghiệm thu công trình.
Sử dụng vữa chống thấm ngược Sotin
Vữa SOTIN là một bước đột phá về công nghệ chống thấm tại Việt Nam. Thành phần từ gốc xi măng, dễ sử dụng, chỉ pha nước sạch sử dụng luôn. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi tại nhiều hạng mục công trình. Vữa chống thấm SOTIN với công dụng bảo vệ công trình tối đa khỏi thấm nước, tăng tuổi thọ công trình bền đẹp theo thời gian với một chi phí rất thấp.
Trộn vữa chống thấm SOTIN
- Chuẩn bị : Vữa chống thấm SOTIN, nước sạch, thùng trộn và máy khuấy
- Tiến hành đổ từ từ vữa chống thấm SOTIN vào nước sạch theo tỷ lệ nước 16-20%.
- Trộn đều trong 5 – 8 phút. Lúc đầu có thể hơi khó quấy vì bản chất vữa chống thấm chứa nhiều phụ gia kỵ nước, nên quấy khoảng 8 phút thì vừa sẽ đều hơn.
- Trường hợp nếu phải trộn thủ công bằng tay cần trộn kỹ đến khi vữa thành một hỗn hợp sệt dẻo đồng nhất. Nếu thấy vữa hơi dẻo quá có thể tăng thêm lượng vữa khô để thi công được dễ dàng hơn.
- Để nguyên 5 phút chờ cho phụ gia phát triển rồi mới thi công chống thấm.
Thi công
- Bạn có thể dùng bay hoặc máy phun vữa để thi công, tùy vào dự án thi công lớn hay nhỏ. Lưu ý, vừa đã trộn rồi nên sử dụng trong vòng 3 giờ.
- Với các vị trí đặc biệt như tường hút nước quá mạnh, tiếp giáp với bê tông cũ, bạn cần gia cường thêm lưới thuỷ tinh giữa lớp vữa.
- Tiếp theo thi công bình thường như vữa truyền thống.
- Nên chọn thời tiết thi công với nhiệt độ từ 5oC đến 35oC
- Nếu thời tiết thi công quá nóng, bạn nên phun nước bảo dưỡng hàng ngày trong vòng 7 ngày sau thi công để đảm bảo chất lượng.
Xi măng chống thấm ngược
Khi quét xi măng để chống thấm, cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Nước sạch và xi măng cần phải trộn đúng tỉ lệ, áp dụng đúng theo mức đã được ghi trên bao bì sản phẩm .
- Nên trộn xi măng từng phần nhỏ và trộn từ từ tránh gây vón cục, lợn cợn khó thi công, mất thẩm mỹ.
- Khi quét xi măng thấm ngược nên đảm bảo lấp kín một lỗ hổng trên tường, quét đều tay toàn bộ bề mặt.
- Bề mặt tường khi thi công xong phải được che đậy kín đáo, tránh nước hay hóa chất bắn vào cho đến khi chúng khô lại hoàn toàn.
Tuy nhiên, đây là vật liệu ít được sử dụng bởi vì hiệu quả của vật liệu chống thấm này không cao.
Tại sao lựa chọn dịch vụ chống thấm ngược Việt Architect Group
Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên dịch vụ chấm thấm ngược trong xây dựng. Trong đó, đơn vị Việt Architect Group là đơn vị thi công chấm thấm dột uy tín và chất lượng nhất khu vực Miền Nam. hợp tác rất nhiều với các dự án lớn nhỏ trải dài khắp đất nước.
Công ty Việt Architect Group tự hào rằng:
- Chúng tôi sở hữu đội ngũ KTS, giám sát thi công, công nhân,…với trình độ chuyên môn cao, luôn nâng cao tay nghề thường xuyên.
- Công ty hoạt động rộng rãi trong mọi lĩnh vực xây dựng dân dụng
- Chúng tôi có quy trình chăm sóc đãi ngộ đặc biệt. Hỗ trợ tối đa cho khách hàng khi công trình bàn giao đi vào sử dụng.
- Mạng lưới KTS trải dài khắp đất nước và sẽ còn mở rộng hơn nữa.
- Giá thành dịch vụ thi công chống thấm ngược hợp lý nhất khu vực Miền Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Hotline: 0989149805
- Thành phố Hồ Chí Minh: 122/1 Phổ Quang, phường 9, quận Phú Nhuận.
- Đà Nẵng: 165 Huỳnh Ngọc Huệ, Thanh Khê.
- Hà Nội: P602, Tòa C chung cư Báo Nhân dân, Xuân Phương, Nam Từ Liêm.
- Cần Thơ: Số 69, đường D3, KDC Hồng Loan, KV5, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
- Nha Trang: 46/3 Lê Thánh Tôn, P. Lộc Thọ, TP. Nha Trang
- Website: kientrucsuvietnam.vn
Trên đây là tất cả những thông tin chống thấm ngược mà chúng tôi gửi tới cho bạn đọc. Bạn mong muốn tìm một đơn vị thi công chống thấm uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí cho bạn 24/7. Chúc bạn có một ngôi nhà bền đẹp!