Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn

(Tieudung.vn) - Kết quả khảo sát hơn 500 DN về nhận thức bảo vệ thương hiệu do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn rất mờ nhạt. Nếu các DN

Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn

Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn
Kết quả khảo sát hơn 500 DN về nhận thức bảo vệ thương hiệu do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn rất mờ nhạt. Nếu các DN không khắc phục được điểm yếu này sẽ khó xây dựng được thương hiệu, từ đó khó đẩy mạnh được xuất khẩu hàng Việt ra thị trường thế giới.

Doanh nghiệp ngoại chiếm dụng thương hiệu Việt

Theo Bộ Công Thương, khi khảo sát hơn 500 DN về nhận thức bảo vệ thương hiệu, chỉ có 20% DN đầu tư xây dựng thương hiệu tại nội địa, bỏ qua thị trường quốc tế. Chẳng hạn trong lĩnh vực nông sản, hiện chỉ có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, và có đến 80% DN nông sản Việt chỉ dành 5% doanh số cho việc xây dựng, phát triển bảo vệ thương hiệu. Điều này dẫn đến tình trạng nhãn hiệu hàng hóa bị thương nhân nước ngoài xâm phạm ngày càng tăng.

Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn Người mua gạo ST 25 tại siêu thị. Ảnh chụp trước thời điểm 27/4/2021

Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Cảnh Cường cho biết, hiện nay hầu hết sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh không mang thương hiệu của DN xuất khẩu Việt, mà mang thương hiệu DN nhập khẩu Anh quốc như Longdan, Buffalo, Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood).

Vừa qua, dư luận Việt Nam “dậy sóng” trước thông tin gạo ST25 liên tục trong 2 năm 2019 và 2020 đạt giải nhất, nhì cuộc thi Gạo ngon thế giới, nhưng hiện thương hiệu gạo này đã bị DN nước ngoài đăng ký bảo hộ ở Mỹ.

Thực tế cho thấy gạo ST25 không phải là thương hiệu đầu tiên bị thương gia nước ngoài chiếm dụng mà các sản phẩm như kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc… đã bị thương nhân Thái Lan, Trung Quốc chiếm dụng gây tổn thất lớn trong việc mở rộng thị trường và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Nhận định về việc xây dựng bảo vệ thương hiệu của DN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) Võ Trí Thành cho rằng, một bộ phận không nhỏ DN Việt chưa thực sự coi thương hiệu là công cụ để đưa sản phẩm đến . Công tác quảng bá xúc tiến hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được thực hiện đồng bộ, nên rất hiếm khi xuất hiện logo giá trị Việt.

Thực tế cho thấy nhiều DN chưa có sự hiểu biết về việc xây dựng thương hiệu nên vẫn còn tình trạng mơ hồ, cho rằng chi phí cho xây dựng thương hiệu là kinh phí kinh doanh đơn thuần, không phải là đầu tư dài hạn nên dễ dàng cắt giảm.

Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn Hapro giới thiệu sản phẩm gốm Chu Đậu tới đối tác tại hội chợ Vietnam EXPO 2020. Ảnh chụp trước thời điểm 27/4/2021

Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Theo các chuyên gia kinh tế, muốn hàng Việt mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi DN phải “mạnh tay” chi cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ sức đeo bám trong cuộc đua đầy tốn kém này, nhất là đối với DN nhỏ và vừa.

Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh , hiện có đến 90% DN Việt Nam là vừa và nhỏ, thậm chí nhiều DN siêu nhỏ. Mặc dù DN rất muốn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nhưng “lực bất tòng tâm” vì tiềm lực tài chính còn hạn chế. Để khắc phục bất cập này, DN mong muốn các cơ quan quản lý cần có thêm chính sách hỗ trợ các DN trong việc xây dựng mạng lưới phân phối, quảng bá sản phẩm.

“Thời gian tới Bộ Công Thương nên tăng cường tổ chức hoạt động giao thương xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, đồng thời có thêm mức ưu đãi dành cho các DN phân phối lớn, chuyên nghiệp qua đó kết nối DN sản xuất và người tiêu dùng”, ông Mạc Quốc Anh kiến nghị.

Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho rằng, các cơ quan quản lý cần đưa ra thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo vệ hiệu quả hàng hóa trong nước. "Hệ thống văn bản pháp luật cần hoàn thiện hơn, nhằm giúp DN có môi trường kinh doanh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu… Bộ Công Thương nên tận dụng mạng lưới các tham tán, phòng thương mại tại nước ngoài vừa quảng bá thương hiệu Việt, đồng thời kết nối DN với đối tác nước ngoài tiêu thụ sản phẩm”, bà Vũ Thị Hậu nêu rõ.

Bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài: Đừng để quá muộn Sản xuất xe đạp điện Pega Việt Nam. Ảnh chụp trước thời điểm 27/4/2021

Trước các kiến nghị của DN, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho hay, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Nội dung chương trình có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của DN với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch. Đặc biệt nêu rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương, tổ chức chính trị , DN trong việc tổ chức thực hiện, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh hấp dẫn thu hút DN nhập khẩu, người tiêu dùng.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin thêm, nhiều năm nay, TP Hà Nội đã triển khai chương trình hỗ trợ các DN trên địa bàn TP xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu. Cụ thể, đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng, đặt tên và quảng bá thương hiệu; Thiết kế biểu tượng hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận biết thương hiệu tương ứng cho các thương hiệu, sản phẩm DN.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, chính bản thân các DN phải đầu tư thỏa đáng cho thương hiệu, coi đó là quyền lợi sát sườn của chính mình qua đó khẳng định vị thế thương hiệu và uy tín quốc gia trên trường quốc tế.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, DN Việt Nam muốn đầu tư, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước. Các DN cần đánh giá đúng và đủ thông tin, quy định pháp luật, dịch vụ… liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… để tự bảo vệ tài sản vô hình cũng như hữu hình. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN Đinh Hữu Phí