Becamex TDC: Lỗ trăm tỷ, xin khất nợ trái phiếu, cổ phiếu giảm giá sâu

(Tieudung.vn) - Phiên giao dịch ngày 7/8, thị trường chứng khoán thăng hoa với sự đóng góp tích cực từ nhóm ngân hàng, dẫn đầu là cổ phiếu LPB. Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản phân hoá. Nhiều DN chậm nộp báo cá

Becamex TDC: Lỗ trăm tỷ, xin khất nợ trái phiếu, cổ phiếu giảm giá sâu

Becamex TDC: Lỗ trăm tỷ, xin khất nợ trái phiếu, cổ phiếu giảm giá sâu
Phiên giao dịch ngày 7/8, thị trường chứng khoán thăng hoa với sự đóng góp tích cực từ nhóm ngân hàng, dẫn đầu là cổ phiếu LPB. Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản phân hoá. Nhiều DN chậm nộp báo cáo tài chính, trong đó có Becamex TDC.

Cổ phiếu phân hóa, nhiều DN chậm nộp tài chính

Phiên 7/8, nhóm bất động sản có sự phân hóa, trong đó, VIC và VRE tăng mạnh lần lượt 2,73% và 3,14%; bên cạnh đó, NVL tăng 2,02%, CII tăng 1,39%, CRE tăng 1,87%, HBC tăng 2,44%, LCG tăng 2,43%, TCH tăng kịch trần. Ở chiều ngược lại, VHM giảm 0,16%, BCM giảm 0,65%, DIG giảm 0,93%, DXG giảm 1,29%, NLG giảm 2%, VCG giảm 1,85%, SJS giảm 2,89%.

Becamex TDC: Lỗ trăm tỷ, xin khất nợ trái phiếu, cổ phiếu giảm giá sâu

Becamex TDC là DN thành viên của Becamex vừa bị HOSE nhắc nhở vì chậm nộp báo cáo tài chính

Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn đóng vai trò hỗ trợ tốt giúp duy trì đà tăng khá tốt cùng thanh khoản sôi động, xác nhận phiên sáng sôi động nhất kể từ đầu năm.

Cổ phiếu HQC tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, giá vượt 5.000 đồng/cp lên mức 5.100 đồng/cp. Sau thông tin Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn bán toàn bộ cổ phiếu, cổ phiếu này vẫn tăng mạnh 2 phiên liên tiếp. Trước đó, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, đã đăng ký bán toàn bộ 16,3 triệu cổ phiếu HQC đang nắm giữ nhằm “cơ cấu danh mục đầu tư”. Qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp bất động sản này từ 3,43% xuống còn 0%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 9/8 đến 7/9/2023 thông qua giao dịch thỏa thuận.

Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố 5 công ty chậm nộp báo cáo tài chính quý II/2023, bao gồm Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC), Công ty CP Sao Thái Dương (mã SJF), Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã DAG), CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX) và Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (mã IBC).

Đáng chú ý, danh sách chậm nộp Báo cáo tài chính quý II, đáng chú ý có Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương, đây là doanh nghiệp cơ bản, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và là thành viên của Becamex.

Liên tục thua lỗ, đầu năm nay, Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Becamex TDC, TDC) từng gây chú ý khi xin khất thanh toán lãi, gốc trái phiếu đến hạn. Cụ thể, tại lô trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng; theo quy định từ ngày 15/2/2023 đến ngày 22/2/2023, Công ty sẽ phải thanh toán tổng lãi 23,82 tỷ. Tuy nhiên, Công ty chỉ thanh toán được 7 tỷ đồng lãi trái phiếu, còn 16,82 tỷ đồng lãi trái phiếu chưa thanh toán được, lý do được đưa ra do tình hình thị trường kinh doanh bất động sản thời gian qua rất chậm đã ảnh hưởng tới dòng tiền sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo tài chính quý 2, TDC thông tin phát sinh khoản lỗ hơn 106 tỷ đồng từ thanh lý, nhượng bán tài sản. Đồng thời ghi nhận chi phí phạt do vi phạm hợp đồng hơn 128 tỷ đồng.

Kết phiên ngày 7/8, cổ phiếu của Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương giảm 4,89% xuống còn 14,600 đồng/cp.

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng, khối ngoại quay lại bán ròng

Nổi bật hơn cả trong số đó là các cổ phiếu nhóm ngân hàng khi đây là động lực chính giúp nâng đỡ chỉ số cho nhóm và toàn thị trường. Dẫn đầu là nhóm ngân hàng với cổ phiếu LPB của LPBank. Cổ phiếu này giữ vững đà tăng kịch trần 18.450 đồng/cp và duy trì trong suốt phiên giao dịch. LPB tăng mạnh do mới đây ngân hàng này công bố thông tin ngày 23/8 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông LPBank hưởng cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 19%. Đây cũng là ngày chốt danh sách để LPBank phát hành cổ phiếu ưu đãi tỷ lệ 29,8% với giá 10.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu tiếp theo tăng trên dưới 4% có thể kể đến NVB của NCB, VAB của VietABank, CTG của VietinBank, STB của Sacombank,…Thanh khoản các cổ phiếu ngân hàng đều ghi nhận tăng mạnh. SGB của Saigonbank biến động mạnh, sáng nay có thời điểm tăng kịch trần (14%) lên 22.600 đồng/cp. Tuy nhiên trong phiên chiều, cổ phiếu này lại quay đầu giảm, hiện ghi nhận mức tăng 4,06%. Trước đó trong tuần 31/7-4/8, cổ phiếu SGB tăng tới 39% với thanh khoản đột biến, hơn 19% vốn cổ phần ngân hàng được trao tay theo phương thức thỏa thuận.

Chỉ có một cổ phiếu giao dịch trong sắc đỏ là ACB (-2,9%). Đáng chú ý, ACB ghi nhận tới hơn 121,6 triệu cổ phiếu được khối ngoại sang tay nhau, giá trị 3.000 tỷ đồng.

Hôm nay, khối ngoại quay trở lại bán ròng mạnh với giá trị vào khoảng gần 400 tỷ đồng. Trong đó, NLG (-90.07 tỷ) và DXG (-74.65 tỷ) là hai cổ phiếu bị bán ra đáng kể nhất trong ngày hôm nay. Bên cạnh đó còn có một vài cái tên khác như NVL (-41.93 tỷ), KDH (-32.23 tỷ) hay VPB (-29.30 tỷ).