Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước

(Tieudung.vn) - Thời gian gần đây, giá phân bón trong nước tăng mạnh, không ít người đổ lỗi cho doanh nghiệp trong nước. Như vậy là quá oan cho họ, bởi bản thân doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đồng hành cùng nô

Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước

Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước
Thời gian gần đây, giá phân bón trong nước tăng mạnh, không ít người đổ lỗi cho doanh nghiệp trong nước. Như vậy là quá oan cho họ, bởi bản thân doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đồng hành cùng nông dân và nền nông nghiệp nước nhà trước biến động của thị trường thế giới.

Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân khiến giá một số mặt hàng trên thế giới tăng mạnh trong thời gian qua, trong đó có mặt hàng phân bón, mặt hàng được bà con nông dân đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và cuộc sống của họ.

Dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp nhiều nơi trên thế giới, hoặc phải đóng cửa hoặc vận hành với công suất nhỏ. Kế đến, dịch bệnh khiến chuỗi logictics đứt gãy, cước phí vận chuyển tăng đột biến khiến giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu trên toàn thế giới đều tăng theo, trong đó có phân bón, vốn chủ yếu được vận chuyển bằng container, mà theo tính toán, cước vận chuyển bằng phương tiện này đã tăng 5 lần so với trước đây.

Đặc biệt, giá phân bón thế giới tăng mạnh, nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu tăng phi mã, vượt mọi . So với cuối năm 2020, hiện giá các nguyên liệu đầu vào của phân bón như: lưu huỳnh tăng 133%, amoniac (NH3) tăng 130%, Acid Sulphuric (H2SO4) có khu vực tăng đến 500%.

Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước

Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, việc các nước thực hiện tiêm vaccine ngừa Covid-19 thần tốc đã kéo theo nhu cầu khôi phục sản xuất kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc, Trung Mỹ. Từ đó kéo theo giá phân bón trên thế giới tăng mạnh do nhu cầu khôi phục sản xuất nông nghiệp đang tăng cao.

Ở Việt Nam giá phân bón do trong nước sản xuất cũng đã tăng lên đáng kể. Điều này khiến nhiều người đã không khỏi thắc mắc rằng, nông dân lao đao vì giá nông sản xuống thấp, phải hỗ trợ tiêu thụ, trong khi đó giá phân bón lại tăng?! Thế là có người đã đổ lỗi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Thật ra, đó là tâm lý dễ hiểu của bất cứ ai đứng trước khó khăn của bà con nông dân mình, khi nông sản rớt giá, phải bán rẻ, hoặc bỏ đi... Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng cần có cái nhìn công tâm, công bằng, khách quan với doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Bởi: chi phí đầu vào và thu nhập đầu ra là hai vấn đề độc lập, không thể quy kết cái này là nguyên nhân của cái kia. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao thương bị đứt gãy khiến một vài loại nông sản giảm sâu. Nhưng rất có thể khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về nông sản sẽ tăng mạnh, kéo theo giá nông sản tăng cao. Điều này không liên quan gì tới chi phí vật tư sản xuất đầu vào. Đó là chưa kể, theo đánh giá chung, giá nông sản và giá trị nông sản của Việt Nam thật ra là đang tăng, giá nông sản chỉ giảm ở một vài mặt hàng, còn các nông sản chủ lực đều trong xu hướng “được mùa, được giá”.

Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.

Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu để sản xuất phân bón thì doanh nghiệp sản xuất trong nước phải mua theo giá thế giới nên khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá thành sản xuất trong nước cũng tăng theo.

Doanh nghiệp đang nỗ lực hết mình

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có mức độ hòa nhập với nền kinh tế thế giới ở mức độ rất cao. Mỗi biến động trên thị trường thế giới đều gây ra tác động tới nền kinh tế trong nước. Khi giá một mặt hàng mang tính phổ biến nào đó, ví dụ phân bón, trên thế giới có sự thay đổi, giá trong nước cũng lập tức thay đổi, theo nguyên tắc bình thông nhau. Đây là cơ chế điều chỉnh của thị trường để tạo ra mặt bằng giá chung trên toàn thế giới.

Nếu giá của mặt hàng nào đó tại Việt Nam cao hơn hay thấp hơn giá thế giới, lập tức sẽ tạo nên luồng di chuyển của mặt hàng đó từ Việt Nam tới các khu vực khác, hoặc từ các khu vực khác tới Việt Nam, cho tới khi lập lại mức cân bằng giá chung.

Chính vì thế, khi giá phân bón trên thế giới tăng cao như vừa qua, hay ngược lại, khi giá phân bón giảm sâu như cách đây vài năm, thì giá phân bón tại Việt Nam sẽ thay đổi tương ứng.

Dự báo, trong thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng theo biến động tăng giá của thế giới. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể kìm hãm phần nào đà tăng giá chung chứ không thể quyết định được thị trường.

Dù giá phân bón tăng, nhưng phải nhìn nhận rằng giá phân bón sản xuất trong nước tăng vẫn ít hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Phân bón Bình Điền... đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường quốc tế để tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa, các doanh nghiệp đã chủ động phải chịu giảm đi một phần lợi nhuận từ việc xuất khẩu với giá cao hơn để hỗ trợ, với bà con nông dân.

Cần có cái nhìn công bằng với doanh nghiệp sản xuất trong nước

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau, Phân bón Bình Điền.. đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng để phục vụ thị trường trong nước.

Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, đặc biệt là vào vụ cao điểm, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá. Để làm được điều đó trong tình hình hiện nay không dễ dàng gì, doanh nghiệp, nhà máy trong nước đang phải căng mình trên nhiều mặt trận để thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tại các Nhà máy, đội ngũ vận hành sản xuất phải "đóng quân" tại chỗ, từ lãnh đạo nhà máy, cán bộ, kỹ sư, công nhân viên đều "tự" cách ly tập trung cả tháng trời không về nhà, đảm bảo nhà máy được vận hành liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng và đủ sản lượng phục vụ mùa màng. Đó là một minh chứng cho sự cam kết, nỗ lực đồng hành của doanh nghiệp trong nước, của người lao động trong ngành phân bón với ngành nông nghiệp, với bà con nông dân!

Đây là những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn trọng quy luật thị trường, hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp duy ý chí, bóp méo sự vận hành của quy luật thị trường, gây ra những tác động không tốt, “lợi bất cập hại” tới nền kinh tế.