Cựu sinh viên ĐH Bách Khoa đem công nghệ Mỹ về chế tạo máy lọc nước siêu tinh khiết cho người Việt
Sau 5 năm trong phòng thí nghiệm của trường ĐH Florida, 8 năm sản xuất và ứng dụng thực tế tại thị trường Việt Nam với hơn 1000 lần thí nghiệm và cải tiến, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết - Giám đốc Công ty CP Maxdream - đã sáng chế thành công máy lọc nước siêu tinh khiết ứng dụng công nghệ CDI, đặt nền móng tự chủ công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thu giữ hàng nghìn thiết bị máy lọc nước không rõ nguồn gốc
5 dấu hiệu cảnh báo máy lọc nước cần thay lõi gấp
Máy lọc nước nhập khẩu lên ngôi dịp cuối năm
Trong hội thảo “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp” do Viện Vật lý kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Đỗ Hữu Quyết đồng tổ chức, máy lọc nước siêu tinh khiết ứng dụng công nghệ CDI được giới thiệu, đồng thời được trao tặng, hợp tác nghiên cứu, đánh giá nhằm cải tiến và tối ưu sản phẩm.
TS Đỗ Hữu Quyết với máy lọc nước Maxdream ứng dụng công nghệ CDI
Công nghệ lọc siêu tinh khiết CDI đã được chứng minh tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp. So với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết từ máy lọc nước Maxdream ứng dụng CDI ít tạp chất hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Quan trọng là, công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng: thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.
PGS Huỳnh Đăng Chính - Phó Hiệu Trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết ông đánh giá rất cao máy lọc nước siêu tinh khiết ứng dụng công nghệ CDI, thời gian tới sẽ trực tiếp sử dụng và giới thiệu cho các đối tác của trường. Sự thành công về mặt sản phẩm, thị trường cùng với tâm huyết, đam mê nghiên cứu khoa học của TS. Quyết sẽ là nguồn động lực cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa không những học tập mà còn có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn nữa trong tương lai.
Sau khi tham gia hội thảo, bạn Nguyễn Minh Ngọc (26 tuổi), hiện đang học thạc sĩ tại ĐH Bách Khoa chia sẻ: “Em từng được tham gia dự án lọc nước mặn nhưng dự án đó sử dụng công nghệ RO. Em thấy nước thải đổ đi rất lớn, không đạt hiệu suất như mong muốn, lại hay phải thay lõi lọc, tuổi thọ không được cao. Máy CDI thì tuổi thọ cao hơn, không phải thay nhiều lõi lọc. Em thấy công nghệ CDI rất bổ ích, mới mẻ và giải quyết được vấn đề thực tiễn.”
TS Đỗ Hữu Quyết đang chia sẻ công nghệ lọc nước tính khiết CDI
Trước đó, ông Đỗ Hữu Quyết đã dành 5 năm nghiên cứu công nghệ siêu tụ ở ĐH Florida, Hoa Kỳ khi làm Tiến sĩ và nghiên cứu sinh. Trở về Việt Nam, đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm nước thải do hàng loạt nhà máy ở phía thượng lưu, nông nghiệp phun nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ… khiến ông trăn trở tìm ra giải pháp lọc nước bảo vệ sức khỏe người dùng và môi trường. Sau 13 năm, gồm hơn thập kỷ thai nghén, nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm đến quãng thời gian đầu ra mắt thương hiệu với chi phí nghiên cứu đã vượt ngưỡng 2 triệu USD, công ty CP Maxdream mới được hình thành vào năm 2020, chính thức đặt chân vào thị trường máy lọc nước Việt Nam, tự hào sở hữu công nghệ lọc nước CDI tiên tiến nhất trên thế giới, được bảo chứng bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, đạt tiêu chuẩn máy lọc nước quốc gia, …
Không chỉ ứng dụng cho lọc nước gia đình, công nghệ lọc siêu tinh khiết dựa trên nền tảng CDI do ông Đỗ Hữu Quyết sáng chế còn có ý nghĩa lớn với ngành sản xuất, ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác.