Dấu ấn của Panasonic ở nhiều công trình lớn tại Nhật Bản
Sau một thế kỷ không ngừng phát triển, Panasonic đã từng bước trở thành đế chế thiết bị điện gia dụng nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, Panasonic “chuyển mình” tập trung vào sản phẩm công nghệ chiếu sáng, từ đó thành công ghi dấu ấn qua hàng loạt công trình lớn tại Nhật Bản.
Chuyện cái ổ cắm điện và hành trình chinh phục người tiêu dùng của Panasonic
Panasonic xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
Panasonic tập trung 3 chiến lược mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Tiên phong chiếu sáng bằng công nghệ LED
Trải qua chặng đường dài hơn 100 năm với đầy đủ hào quang và thăng trầm, Panasonic liên tục thay đổi để hướng đến sự phát triển bền vững. Trong nỗ lực thích nghi với thời đại mới, Panasonic quyết tâm “nhảy” khỏi vùng an toàn, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, hãng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm điện hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm thiết bị nối dây và hệ thống chiếu sáng.
Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh chiếu sáng của Panasonic cung cấp đa dạng các loại sản phẩm thuộc nhiều danh mục từ thiết bị chiếu sáng cho các cơ sở, văn phòng đến nhà ở, cửa hàng và cả đèn chiếu sáng ngoài trời. Đặc biệt, Panasonic còn có riêng trung tâm kỹ thuật chuyên nghiên cứu và lên kế hoạch tối ưu cho việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho nhiều không gian khác nhau.
Tokyo Skytree gây ấn tượng vào ban đêm với hệ đèn LED độc đáo do Panasonic sản xuất, đa sắc và có thể thay đổi cách trình chiếu theo thời điểm
Hiện khá nhiều công trình công cộng, địa điểm nổi tiếng ở Nhật Bản sử dụng công nghệ chiếu sáng mới của Pannasonic, điển hình là tháp Tokyo Skytree. Đây là tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới với 634m, nằm tại quận Sumida, Tokyo. Mở cửa vào mùa xuân năm 2012, tòa tháp trở thành biểu tượng của thành phố, được thắp sáng hàng đêm.
Ngoài điểm đặc biệt là các bộ phận bằng thép được kết nối với nhau thông qua phương pháp hàn, Tokyo Skytree còn gây ấn tượng vào ban đêm với hệ đèn LED độc đáo do Panasonic sản xuất. Hệ thống chiếu sáng này đa sắc và có thể thay đổi cách trình chiếu theo từng thời điểm.
Để tạo ra một tòa tháp được áp dụng công nghệ chiếu sáng sáng tạo và mang tính an toàn về môi trường trong thế kỷ 21, Panasonic đã đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các thiết bị chiếu sáng LED có độ sáng cao. Cải tiến này giúp tiết kiệm năng lượng tới 43% so với các nguồn sáng thông thường, cùng với khả năng phản hồi bật/tắt ngay lập tức và hệ thống chiếu sáng sống động được điều khiển bằng máy tính, đặc trưng của công nghệ LED. Đáng chú ý, việc chiếu sáng một cấu trúc có quy mô lớn như thế này chỉ bằng đèn LED được coi là tiên phong và đầu tiên trên thế giới.
Sân vận động Hanshin Koshien trải qua sự thay đổi lớn vào năm 2022 với việc chuyển đổi 756 đèn sang công nghệ LED
Tương tự, một công trình nổi tiếng khác cũng được "lột xác" khi thay đổi hệ thống chiếu sáng là Hanshin Koshien, sân vận động bóng chày số 1 tại Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1924, sau gần một thế kỷ, sân bóng này đã trải qua sự thay đổi lớn vào năm 2022 với việc chuyển đổi 756 đèn sang công nghệ LED. Việc nâng cấp này giúp giảm mức tiêu thụ điện năng lên đến 60% so với các nguồn chiếu sáng truyền thống.
Điểm đặc biệt ở sân Hanshin Koshien là việc sử dụng hệ thống chiếu sáng với hệ màu "Cocktail Rays" với sự kết hợp giữa đèn LED màu trắng và màu cam. Đây là sáng kiến chưa từng có về hệ thống chiếu sáng LED, tạo ra một môi trường chiếu sáng độc đáo dành riêng cho sân vận động Koshien.
Theo đó, việc lắp đặt 756 đèn tại sân vận động Hanshin Koshien có thể điều khiển riêng lẻ, cho phép khả năng bật/tắt và điều chỉnh độ sáng độc lập. Hiệu ứng ánh sáng độc đáo bằng việc trình chiếu các hình ảnh/icon lên bảng điện bằng cách điều khiển đèn LED tại sân Hanshin Koshien cũng là tính năng chưa từng có ở các sân vận động trước đây.
Với hệ thống chiếu sáng do Panasonic cung cấp, sân vận động Hanshin Koshien đã đoạt Giải thưởng Chiếu sáng Nhật Bản năm 2023, được công nhận vì những sáng kiến chiếu sáng nổi bật tại Nhật Bản, và là minh chứng cho sức sáng tạo và công nghệ vượt trội của Panasonic
Cũng sử dụng hệ thống đèn LED của Panasonic, sân bay quốc tế Narita (tọa lạc tại thành phố Narita, tỉnh Chiba, Nhật Bản) có thiết kế vô cùng độc đáo. Trong đó, nổi bật nhất là nhà ga số 2 với việc đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp cho từng không gian cụ thể.
Tại phòng chờ đến, hệ thống đèn LED được Panasonic thiết kế chỉ chiếu sáng phần chân của hành khách. Thiết kế này được gọi là "đường cắt" từ các nguồn sáng LED được gắn vào bức tường ngăn, với chiều rộng khoảng 3m. Bức tường ngăn nhận được ánh sáng này có hình chữ R, cho phép nó hoạt động như một tấm phản xạ, điều này đã tạo một môi trường ánh sáng hướng dẫn mà không gây cảm giác chói mắt khó chịu cho hành khách.
Đối với khu vực sảnh đến, có khoảng 1.420 đèn LED được gắn lên trần nhà ở mép trên của các tấm màng. Các tấm này có chức năng phản xạ hoặc cho phép ánh sáng xuyên qua, trong khi vẫn đảm bảo cân bằng độ rọi và độ sáng cảm nhận bằng mắt thường.
Hệ thống đèn LED được Panasonic thiết kế chỉ chiếu sáng phần chân của hành khách
Khu vực sảnh đến của sân bay quốc tế Narita nổi bật với 1.420 đèn LED
Tại khu vực mở trong tòa nhà, Panasonic đã sử dụng hệ thống chiếu sáng gián tiếp liền mạch được lắp đặt theo hàng bên dưới cửa sổ và đèn phía trên hướng lên trần nhà màu trắng. Hệ thống ánh sáng không gây sự chú ý của hành khách nhưng mang lại cảm giác thoải mái và tự do cho toàn bộ không gian.
Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng LED của không gian phòng chờ được lắp đặt dưới dạng một tấm màng nhẹ gắn trên trần nhà, kết hợp đèn chiếu điểm LED đủ màu và đèn LED Base Light màu trắng trong không gian nội thất. Hệ thống ánh sáng này có thể thay đổi màu sắc theo mùa và theo thời gian trong ngày.
Còn với phòng chờ khởi hành, hệ thống đèn LED được gắn vào phần giữa của bức tường để chiếu sáng các bức phù điêu ở vách bên phía đối diện, giúp không gian tươi sáng và sống động hơn.
Nhà hát Minamiza cũng "thay da đổi thịt" nhờ cập nhật những công nghệ chiếu sáng hiện đại của Panasonic
Với những công trình ánh sáng tráng lệ này, Panasonic đã chứng minh mình là nhà sản xuất và cung cấp hệ thống chiếu sáng hàng đầu thế giới, không chỉ cung cấp các sản phẩm nhỏ lẻ cho tiêu dùng gia đình mà còn có thể đem đến những giải pháp vượt trội cho các công trình nhà ở và phi nhà ở với quy mô lớn và độ phức tạp cao. Và trong tương lai, không chỉ triển khai tại Nhật, hệ thống chiếu sáng của Panasonic sẽ còn hướng đến các thị trường tiềm năng khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kỳ vọng lớn vào thị trường Việt Nam
Panasonic là một trong những thương hiệu quốc tế vào Việt Nam sớm nhất, năm 1950, thông qua hợp tác với công ty ESACO để phân phối các sản phẩm mang thương hiệu National. Năm 1971, Panasonic chính thức thành lập Công ty Vietnam National tại TP Hồ Chí Minh. Đến năm 1996, Công ty liên doanh Matsushita Electric Vietnam được ra đời. Từ năm 2003, Panasonic bắt đầu thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên và một loạt các công ty trong nhóm các Công ty Panasonic tại Việt Nam ra đời sau đó theo nhu cầu kinh doanh.
Năm 2006, Tập đoàn Panasonic thành lập công ty chủ quản Panasonic Việt Nam tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Hiện tại, Panasonic Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty chủ quản tại Việt Nam.
Với các sản phẩm chất lượng, Panasonic đóng góp lớn cho an toàn, an ninh tại Việt Nam
Đánh giá về thị trường Việt Nam, Ông Kazuhiro Takeuji – Tổng giám đốc Panasonic Electric Works Việt Nam cho biết, số lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đang tăng lên qua từng năm và số vụ cháy nhà đang có dấu hiệu giảm nhưng vẫn xảy ra khoảng 2.000 vụ cháy ở Việt Nam mỗi năm, trong đó một nửa nguyên nhân xảy ra cháy nổ do những sự cố về điện. Bởi vậy, các sản phẩm thiết bị không dây của Panasonic được đảm bảo an toàn nhờ cơ chế đàn hồi, dây dẫn đồng trong ổ cắm luôn kín nhưng lại giúp dễ dàng cắm và rút phích, bên cạnh đó sản phẩm nhựa urea resin của hãng ít bị nóng và ít bắt lửa hơn nhựa thông thường nên sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cháy nổ.
“Đây chính là thế mạnh của Panasonic Electric Works để thâm nhập và phát triển mạnh mẽ hơn tại thị trường Việt Nam” - Ông Kazuhiro Takeuji nói. Đồng thời, ông nhấn mạnh, trong tương lai, Panasonic sẽ đa dạng hóa danh mục sản phẩm tại Việt Nam, thông qua tăng cường cơ cấu sản xuất hiện tại và xây dựng các trung tâm phát triển sản phẩm cho các sản phẩm khác nhau như thiết bị chiếu sáng….
Panasonic được ghi nhận là doanh nghiệp có nhiều đóng góp nổi bật vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
Cụ thể, Panasonic sẽ có thêm nhà máy mới tại Bình Dương, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ năm 2024. Bên cạnh việc mở rộng cơ sở sản xuất, Panasonic cũng tối ưu hóa dây chuyền sản xuất hiện có bằng cách tích hợp với giải pháp từ nhà máy “Tsu”, nhà máy sản xuất thiết bị dây dẫn điện và cầu dao chủ lực tại Nhật Bản. Việc tối ưu hóa này kì vọng sẽ giúp tăng 1.8 lần sản lượng từ mức hiện tại lên tới 150 triệu đơn vị cho thiết bị nối dây vào năm tài chính 2029.
Bên cạnh đó, Công ty Electric Works sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các công nghệ và sáng kiến độc quyền giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm phát thải CO2 trong sản xuất và tất cả các hoạt động liên quan, nhằm hoàn thiện chủ trương về việc không phát thải CO2 tại Việt Nam vào năm 2050. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tiết kiệm năng lượng và mang lại một cuộc sống thoải mái, tốt đẹp hơn cho đất nước và con người Việt Nam.