Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

(Tieudung.vn) - Đó là ý kiến của các đại biểu tại Diễn đàn “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp” vừa được Ban tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2022, Báo Nông nghiệp Vi

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa
Đó là ý kiến của các đại biểu tại Diễn đàn “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp” vừa được Ban tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2022, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức ngày (22/11).

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 mong muốn có thể cung cấp các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nông sản cho các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, giúp quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

 Chủ trì diễn đàn (theo thứ tự từ trái qua phải) là ông Nguyễn Ngọc Thạch, bà Vũ Kim Hạnh và ông Nguyễn Trung Đông.

Theo ông Đông, hiện nay nông sản ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn, cùng với đó là các tiêu chuẩn cũng ngày càng nâng cao. Để đáp ứng được những yêu cầu này, các HTX cần củng cố, thay đổi và phát triển sản xuất. Qua diễn đàn này, các chuyên gia của ngành nông nghiệp cũng như lãnh đạo nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia đóng góp ý kiến, giúp các HTX có thể đưa ra định hướng cụ thể trong sản xuất trong thời gian tới.

Ông Bùi Phước Hòa, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho rằng, tiêu chuẩn là chuẩn mực chung nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro dọc theo chuỗi cung ứng của khách hàng - với các hoạt động, quy trình, hệ thống, con người hoặc năng lực.

Tuy nhiên, hiện nay quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho nông sản đang gặp phải một số khó khăn. Đầu tiên là vấn đề chi phí, trong đó bao gồm chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, chi phí kiểm nghiệm, giám định và các chi phí quản lý.

Để giải quyết những khó khăn này, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đề xuất một số giải pháp. Cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhất quán về chính sách, tạo ra những quy định xuyên suốt giữa các bộ ngành, tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ chi phí đào tào về tiêu chuẩn.

Trong khi đó, người nông dân cần đẩy mạnh liên kết và minh bạch hóa trách nhiệm đi cùng với lợi ích. Họ cũng cần có người dẫn đường có tầm và có tâm để giúp họ hiểu được lợi ích khi tuân thủ tiêu chuẩn và ổn định chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

Ông Bùi Phước Hòa, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tại diễn đàn

TS. Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam trình bày một số điểm lưu ý trong quy định của thị trường Trung Quốc và một số thị trường chính đối với nông sản xuất khẩu.

Hiện Trung Quốc có nhiều thay đổi trong quy định an toàn . Hai bên đã có các nghị định thư, thỏa thuận kiểm soát An toàn thực phẩm (ATTP) sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước; kiểm soát an toàn nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu giữa hai nước; nghị định thư kiểm dịch Gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc...

Theo đại diện Cục Chế biến và Phát triẻn thị trường nông sản, thị trường Trung Quốc hiện mới tập trung , chưa thực hiện nhiều quy định kiểm tra, giám sát mức dư lượng. Song đối với các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện đã nhận cảnh báo từ phía bạn về lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm vi sinh vật.

Đối với thị trường Nhật Bản, các quy định đều thuận lợi cho doanh nghiệp song yêu cầu tính minh bạch, trung thực của doanh nghiệp sang thị trường này. Hàn Quốc cũng là một thị trường khó tính. Họ có quy định cụ thể về dư lượng, các loại hóa chất, thuốc BVTV. Thị trường EU, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường này cần tuân thủ các quy định về ATTP. Doanh nghiệp cần đăng ký danh sách với cơ quan có thẩm quyền (NAFIQAD) để kiểm tra và phê duyệt vào danh sách được phép xuất khẩu sang EU...

Với các quy định này, ông Hòa kiến nghị doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các qui định về kỹ thuật và yêu cầu về SPS của thị trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức và quan niệm – từ số lượng sang chất lượng và tính an toàn của sản phẩm cũng như đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của thị trường.

Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ chế hợp tác giữa Cơ quan quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm đảm bảo toàn về chất lượng và số lượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng; xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm (thị trường trong nước và nước ngoài: Hội chợ, Triển lãm và kết nối hệ thống siêu thị).

Chia sẻ tại diễn đàn, PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, thời gian gần đây, việc phát triển nông nghiệp sang hướng bền vững, tuần hoàn không chỉ được đẩy mạnh ở Việt Nam mà còn là xu thế chung của các nước tiên tiến trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản… với những cam kết rất mạnh mẽ.

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, cần thu hẹp khoảng cách từ người sản xuất đến người phân phối và sau đó là người .

TS Bùi Bá Bổng cho rằng, cần thu hẹp khoảng cách từ người sản xuất đến người phân phối và sau đó là : “Chúng ta phải xóa được tình trạng người tiêu dùng không biết nguồn gốc thế nào, người nông dân không biết sản phẩm mình được phản hồi ra sao” và diễn đàn hôm nay sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, một vấn đề nữa được ông nêu ra đó là thu gọn chuỗi sản xuất để đem lại hiệu quả cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Vấn đề thứ 3 là tăng cường tính địa phương hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ địa phương rồi mới mở rộng ra được chứ không phải lúc nào cũng phải mở rộng, đi xa.

Thậm chí, ông Bùi Bá Bổng còn cho biết, xu hướng “nông nghiệp chiều đứng” cũng đang được nhiều quốc gia, nhiều đô thị phát triển ủng hộ để nâng cao năng lực tự túc nhu cầu tiêu thụ nông sản.

Trở lại với hiện trạng ở Việt Nam hiện nay, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay là sự liên kết hiệu quả giữa các HTX với doanh nghiệp. Ông nói: “Chúng ta có nhiều HTX, có nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn còn đó bài toán liên kết hiệu quả để sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường và giá trị cao”.

Chia sẻ những khó khăn tại Diễn đàn, ông Châu Văn Lâm, người dân thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, cho biết, hiện nay địa phương đang có hơn 2.000 ha trồng dứa khó tiêu thụ. Nếu tiêu thụ được thì giá cũng bấp bênh, trong khi giá cả vật tư cao nên bà con sản xuất từ hòa đến lỗ vốn.

Góp ý với ông Lâm, ông Phạm Quốc Liêm - Tổng Giám đốc Công ty Unifarm Bình Dương - thông tin, hiện nay thị trường đang có nhu cầu cao về sản phẩm dứa MD2, với vùng đất phèn mà sản xuất giống dứa Queen sẽ khó xuất khẩu. “Cùng với đó, vùng trồng dứa MD2 được yêu cầu có mực nước biển từ 400m trở lên để độ giòn có thể đạt tiêu chuẩn, thế nên nếu trồng ở vùng thấp, dứa sẽ khó tiêu thụ hơn”, ông Liêm cho biết.

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

Ông Phạm Quốc Liêm - Tổng Giám đốc Công ty Unifarm Bình Dương chia sẻ tại diễn đàn

Bên cạnh đó, một trong những lí do khiến khâu tiêu thụ dứa của bà con gặp khó khăn mà ông Liêm đưa ra là hiện nay, tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào có thể xử lý khâu đóng gói sau thu hoạch một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

TS Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, Cục Bảo vệ Thực vật chia sẻ, quả bưởi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Theo quy định của Mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý trái bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động thực vật của Mỹ (APHIS). Trái bưởi không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; được xử lý chiếu xạ và được Cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại Mỹ quan tâm bao gồm các loại ruồi đục quả, sâu đục quả và các loại nấm gây đốm trái Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Henry Bùi, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ khẳng định chất lượng và thông tin truy xuất nguồn gốc chính là giấy thông hành cho xuất khẩu nông sản.

Hiện nay, sau 15 năm hoạt động, Công ty Hoàn Vũ đang sở hữu những kỹ thuật để phân tích, xác định chất lượng, truy xuất được nguồn gốc của nông sản bằng công nghệ phân tử, cụ thể là thông qua các đồng vị bền. "Kỹ thuật phân tích đồng vị bền cho phép phân tích thành phần đồng vị bền của các hợp chất cụ thể, giúp thăm dò sâu hơn vào các quy trình cơ bản chịu trách nhiệm về thay đổi môi trường hoặc sinh thái ở cấp độ phân tử", ông Henry Bùi nói.

Doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, để đưa nông sản Việt vươn xa

Ông Henry Bùi, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ chia sẻ tại diễn đàn

Khi ứng dụng công nghệ này, Hoàn Vũ có thể xác định được dấu vết của đường trong mật ong, nguồn gốc hữu cơ của thanh long, các chất pha thêm vào nước ép trái cây, phân biệt tôm sú nuôi với tôm sú tự nhiên hay xác định phân bón sử dụng có phải hữu cơ hay không. Với những khả năng nói trên, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ khẳng định, kỹ thuật phân tích đồng vị bền mở lối cho kỷ nguyên xác thực nguồn gốc nông sản và tất cả các chủng loại thực phẩm.

Tại diễn đàn, ông Phạm Quốc Liêm, Tổng giám đốc Công ty Unifarm Bình Dương, đã có những chia sẻ về sản xuất nông sản chất lượng cao chinh phục thị trường khó tính và cách thức liên kết, hợp tác với trang trại, nông hộ vệ tinh cùng phát triển bền vững.

Theo ông Liêm, để sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp đủ điều kiện phục vụ thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, đặc biệt là xuất sang các thị trường khó tính, khâu đầu tiên là người dân cần phải biết trồng cây gì. “Muốn chọn lựa được sản phẩm để sản xuất, cần tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường. Chúng ta sản xuất những thứ mà thị trường cần chứ không sản xuất ra những thứ mà ta có thể làm. Một sản phẩm được chọn phải vừa có thế mạnh để cung ứng tại thị trường trong nước, vừa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu”, ông Liêm chia sẻ.

Bước thứ hai, sau khi xác định được sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu, ông Phạm Quốc Liêm cho rằng cần phải có kế hoạch, giải pháp cạnh tranh với các quốc gia đang sản xuất sản phẩm đó. “Không nên sản xuất theo tiêu chuẩn của từng thị trường cụ thể mà phải xác định sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất đối với loại nông sản đó”, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh. “Sau khi thành công và đạt được những thành quả nhất định, từ những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ thực tế, Công ty Unifarm Bình Dương đã đào tạo cho người dân thông qua việc hợp tác với các trang trại, nông hộ, các HTX. Từ đó hướng tới việc liên kết, hợp tác với trang trại, nông hộ vệ tinh cùng phát triển bền vững”, ông Liêm cho biết thêm.