Doanh nghiệp trong vùng phong tỏa sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng

(Tieudung.vn) - Do ảnh hưởng vì dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài khiến người dân, doanh nghiệp không có dòng tiền trả nợ, gây nguy cơ nợ xấu tăng cao. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự thảo quy định gia hạ

Doanh nghiệp trong vùng phong tỏa sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng

Doanh nghiệp trong vùng phong tỏa sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng
Do ảnh hưởng vì dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài khiến người dân, doanh nghiệp không có dòng tiền trả nợ, gây nguy cơ nợ xấu tăng cao. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự thảo quy định gia hạn thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ thêm 6 tháng, tức đến hết tháng 6/2022.

 

Doanh nghiệp trong vùng phong tỏa sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng

Dự thảo sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 của Ngân hàng Nhà nước, thời gian cơ cấu nợ sẽ được kéo dài đến 30/6/2022 thay vì 31/12/2021. ẢNh: VTV.vn

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 03, thời gian cơ cấu nợ sẽ được kéo dài đến 30/6/2022 thay vì 31/12/2021. Dự thảo cũng bổ sung quy định tạm hoãn trả nợ cho khách hàng ở vùng phong tỏa.

Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định những khách hàng được giải ngân sau ngày 30/6/2020 không được cơ cấu nợ, và nguy cơ chuyển nợ thành nợ xấu rất cao.

Theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN, điều kiện để được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng là khách hàng phải có đề nghị và được tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không thể ký được giấy đề nghị cơ cấu và (hoặc) không thể nộp tiền thanh toán nợ do đang bị cách ly (theo diện F1, F2) hoặc không được di chuyển ra khỏi địa phương theo quy định của pháp luật do không phải là nhu cầu thiết yếu, cấp bách hoặc thậm chí khách hàng đang điều trị bệnh ở bệnh viện.

Doanh nghiệp trong vùng phong tỏa sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng

 Khách hàng ở vùng phong tỏa từ ngày 17/7/2021, theo Công văn số 969/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ, cũng sẽ được tạm hoãn trả nợ vay ngân hàng  Ảnh: VTV.vn

Việc chậm thanh toán trong những trường hợp này vẫn bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín giao dịch của khách hàng khi thể hiện thông tin trên CIC và chất lượng nợ của tổ chức tín dụng.

Thực tế ngày 17/7/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 969/TTg-KGVX thực hiện giãn cách phòng, chống dịch. 19 tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến ảnh hưởng tình hình sản xuất, kinh doanh, cuộc sống của người dân, doanh nghiệp; làm sụt giảm doanh thu, thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn trong khoảng thời gian từ ngày 17/7/2021 đến ngày dự thảo thông tư có hiệu lực thi hành (vì số dư nợ này không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư 01 và Thông tư 03 để được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên dẫn đến số dư nợ này sẽ bị tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chuyển thành nợ quá hạn).

Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng và Hiệp hội ngân hàng đề xuất Ngân hàng Nhà nước có giải pháp hỗ trợ. Theo đó, nếu khách hàng có khoản nợ đến hạn trong thời gian phong tỏa (gốc và/hoặc lãi), cho phép tạm hoãn việc trả nợ trong thời gian phong tỏa và dời thời gian trả nợ của các khoản đến hạn này tới sau thời gian đáo hạn.

Nếu khách hàng có khoản nợ đáo hạn trong thời gian phong tỏa, thời gian đáo hạn sẽ được dời tới sau thời gian phong tỏa; Không thu các khoản phí, lãi phạt trong thời gian hoãn trả nợ.