EC lập hồ sơ ''theo dõi'' dư lượng thuốc trừ sâu trong bún, phở Việt Nam
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã có thông tin cảnh báo các doanh nghiệp sản xuất bún, phở, bánh đa… từ gạo tại Việt Nam cần nâng cao kiểm soát chất lượng khi Ủy ban châu Âu (EC) đã tiếp nhận hồ sơ theo dõi các sản phẩm bún, bánh đa từ gạo có chứa hoạt chất 2-chloroethanol (dư lượng thuốc trừ sâu).
Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
Mạnh tay trước hàng giả: Giải pháp hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng
“Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023” có gì nổi bật?
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, việc EC đang lập hồ sơ theo dõi dư lượng 2-chloroethanol có trong sản phẩm bún, phở, bánh đa nhập khẩu từ Việt Nam là rất quan trọng.
“Nếu doanh nghiệp Việt Nam không quản lý tốt dư lượng này thì có khả năng EC sẽ đưa vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm như mỳ ăn liền. Điều này có tác động rất lớn đến xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam bởi EU là thị trường lớn với sản phẩm này”, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cảnh báo.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cũng lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ ăn liền cần tăng cường việc quản lý chất lượng để Việt Nam có cơ sở trao đổi với EC về việc bỏ chứng thư kiểm soát chất lượng.
Trước đó, tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công thương tổ chức cuối tháng 3, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU đã khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền cần tăng cường việc quản lý chất lượng để Việt Nam có cơ sở trao đổi với EC về việc bỏ chứng thư kiểm soát chất lượng.
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết ngày 3/3/2023, EU ban hành Quy định mới số (EU) 2023/465 sửa đổi Quy định (EC) số 1881/2006 liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại thực phẩm.
Cụ thể, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quy định đối với gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, thực phẩm dinh dưỡng trẻ em, nước hoa hoa quả, sản phẩm hoa quả cô đặc, muối dao động từ 0,01 đến 0,15 mg/kg sản phẩm. Quy định này có hiệu lực từ ngày 26/3/2023.
Ngoài ra, Quy định mới số (EU) 2023/466 sửa đổi Phụ lục II, III và V của Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng châu Âu cũng quy định mức MRL đối với hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole trong hoặc trên một nông sản thực phẩm thuộc nhóm rau, củ, quả tươi và đông lạnh; nhóm các loại hạt, điều càphê, chè, nhóm sản phẩm gia vị, ngũ cốc, hạt có dầu và sản phẩm động vật trên cạn, thịt các loại, trứng, sữa, mật ong…
Mức MRL các hoạt chất trên các loại sản phẩm khác nhau từ 0,01 mg/kg. Tuy nhiên, EU cũng đưa ra mức quy định dư lượng MRL của một trong các hoạt chất trên từ 0,05 mg/kg, 0,07 thậm chí 1,5 mg/kg trong các nhóm sản phẩm như rau, củ rau gia vị, thịt và nội tạng động vật. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 26/9/2023.
Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam vào thị trường Hà Lan/EU cần thường xuyên theo dõi những quy định mới của EU về MRL, kịp thời kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hàng hóa xuất khẩu phù hợp quy định.