HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

(Tieudung.vn) - Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (số 36 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh, gọi tắt là HDTC) vừa bị cơ quan hải quan thi hành biện pháp cưỡng chế thuế hơn 114 tỷ đ

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?
Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (số 36 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh, gọi tắt là HDTC) vừa bị cơ quan hải quan thi hành biện pháp cưỡng chế thuế hơn 114 tỷ đồng.

Nợ thuế hơn 114 tỷ đồng 

Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) vừa ban hành quyết định số 2289/QĐ-ĐT, về việc “Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu" của Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC).

Theo quyết định trên, HDTC bị cưỡng chế thuế do có số tiền nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Số tiền cưỡng chế là hơn 114,4 tỷ đồng. Thời hạn thi hành quyết định trong 1 năm, từ ngày 10/10/2023-9/10/2024.

Chiều ngày 12/10, trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, ông Đinh Trường Chính - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của HDTC cho biết, bây giờ doanh nghiệp không có tiền, thì tiền thuế hay tiền nợ chúng tôi cũng chịu.

“Nhà nước không chịu cấp sổ đỏ lấy tiền đâu mà đóng thuế. Doanh nghiệp bỏ hàng nghìn tỷ đồng vào , mà 8 năm không có một tờ giấy cho doanh nghiệp, thủ tục không chịu làm cho chúng tôi, tiền đâu chúng tôi đóng thuế” – ông Đinh Trường Chính nói.

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

Nợ thuế hơn 114 tỷ đồng, HDTC bị ngưng thông quan hàng hóa. Ảnh: Trụ sở HDTC (ở 36 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh)

HDTC là doanh nghiệp nhà nước, có tiền thân là Ban Quản lý công trình nhà ở trực thuộc Sở Nhà đất và Công trình công cộng TP Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 1984 và cổ phần hóa từ năm 2015 theo quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, tháng 4/2016, Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà (gọi tắt Công ty Kinh doanh nhà) - doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - cổ phần hóa thành HDTC với vốn của nhà nước chỉ còn 30%. 

Cổ phần hóa thành công đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của HDTC. Theo đó, vào những thập niên 80, HDTC được đánh giá là "con chim đầu đàn" của ngành địa ốc TP Hồ Chí Minh. Hiện ngoài số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động của công ty, thì gần toàn bộ 70% cổ phần đã được chào bán công khai cho các .

Cụ thể, HDTC là doanh nghiệp đầu tiên của TP Hồ Chí Minh được giao thực hiện hàng loạt dự án xây dựng các khu dân cư lớn trên địa bàn, như: khu dân cư Bình Trưng 10ha (quận 2 cũ); khu dân cư Bình Trị Đông 28ha (huyện Bình Chánh); khu đô thị mới An Phú - An Khánh 131ha (quận 2 cũ); khu dân cư An Sương 66ha (quận 12)...

Ngoài ra, HDTC còn là đơn vị chủ lực được TP Hồ Chí Minh giao tham gia chương trình xây dựng nhà ở để tái định cư các hộ dân cư ngụ trên và ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, thực hiện chương trình nhà kênh rạch thành phố, như: khu chung cư Tô Hiến Thành (quận 10); chung cư Nguyễn văn Lượng (quận Gò Vấp); chung cư Bình Đăng (Quận 8); chung cư Bình Phú (quận 6)...

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

Cư dân KDC An Sương căng băng rôn đòi sổ đỏ sáng 22/9 tại Văn phòng Ban Quản lý dự án. Ảnh: Tiểu Thúy

HDTC tai tiếng sau cổ phần hóa

Tuy nhiên, nhiều năm sau cổ phần hóa, HDTC liên tiếp dính tranh chấp với khách hàng, đối tác.

Đầu tiên là vụ tranh chấp dự án The Mark (quận 7, TP Hồ Chí Minh), mà HDTC cũng là "nhân vật chính". Cụ thể, tại liên doanh VK Housing, HDTC nắm 20% cổ phần (góp vốn bằng quyền sử dụng 29.310m2 đất của dự án).

Tại thời điểm đó, do gặp khó khăn về tài chính trong quá trình triển khai dự án, HDTC với tư cách là thành viên nên đã thế chấp quyền sử dụng đất nói trên để bảo lãnh khoản vay 400 tỷ đồng của liên doanh tại DWS Star Bridge Co., Ltd (DWS). Vì không có chức năng hoạt động ngân hàng, DWS đã ủy thác cho Ngân hàng Woori TP.HCM (Woori Bank) nhận và quản lý phần tài sản thế chấp của HDTC, có trả phí hàng năm.

Tuy nhiên, sau cổ phần hóa, nắm quyền điều hành HDTC, ông Đinh Trường Chinh đã đạt được thỏa thuận với Woori Bank để giải chấp khoản vay 400 tỷ này, nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án. 

Hay như vụ 3 công ty bao gồm Công ty TNHH Tân Long (Tân Long), Công ty Cổ phần và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn (SGCL), Công ty Cổ phần Địa ốc 8 (Địa Ốc 8) cùng lúc tố HDTC “bội tín” tại dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2).

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

Hàng trăm cư dân dự án Khu dân cư An Sương đã kéo nhau lên trụ sở của Công ty HDTC để căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư bàn giao sổ đỏ

Tiếp tục, liên quan đến một khoản nợ đã kéo dài của HDTC, tháng 5/2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã giải quyết phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư HDTC và Eximbank liên quan đến các lô đất thuộc sở hữu của ngân hàng tại dự án khu đô thị An Phú - An Khánh.

Những tai tiếng của HDTC không có dấu hiệu dừng lại, ngược lại còn “dày” thêm qua từng năm. Đơn cử, tại dự án Khu dân cư An Sương do HDTC làm chủ đầu tư, nhiều khách hàng cho biết, dù đã ký hợp đồng mua đất tại dự án và xây nhà ở được hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao sổ đỏ chủ quyền. Đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện, hiện trạng khu dân cư An Sương chỉ mới hoàn thành các hạng mục để phục vụ cho chủ đầu tư bán căn hộ và nền đất. Còn nhiều hạng mục phục vụ tiện ích công cộng thì còn nhiều bất cập, hoang hóa.

Điều chớ trêu cũng tại dự án Khu dân cư An Sương, vừa qua HDTC đã tự ý cho công ty Thiên Hồng Phát mượn hơn 2ha đất công viên trung tâm của dự án để kinh doanh chợ đêm và dịch vụ vui chơi. Công ty Thiên Hồng Phát đã xây dựng 190 ki ốt cho thuê thu tiền thuê gần chục tỷ đồng, kinh doanh trò chơi thu tiền...khiến dân cư nơi đây rất bức xúc. Nhiều cán bộ cựu chiến binh, cán bộ hưu trí và người dân trong khu dân cư yêu cầu HDTC và chính quyền quận 12 phải trả lại nguyên trạng mặt bằng đất công viên để thực hiện theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng và TP Hồ Chí Minh phê duyệt.

HDTC nợ thuế hơn 114 tỷ đồng và bị cưỡng chế, Chủ tịch HĐQT Đinh Trường Chinh nói gì?

Có tất cả 190 ki ốt được Công ty Thiên Hồng Phát bố trí, lắp đặt trên phần đất thuộc công viên công cộng trong dự án Khu dân cư An Sương

Mới đây, một số khách hàng góp vốn tại Dự án khu nhà ở phường Long Toàn (Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh tới báo chí về việc HDTC có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản các khách hàng tại dự án.

Thậm chí, tại dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh, một số nhà đầu tư tố cáo HDTC không thực hiện các hợp đồng bán nền mà công ty tiền thân đã giao kết với khách hàng từ hàng chục năm trước. Nghĩa là HDTC vô hiệu hoá hợp đồng với khách hàng cũ. Công ty HDTC muốn lấy lại đất, trả lại tiền cho khách. Nếu điều đó xảy ra, công ty được hưởng lợi lớn vì giá đất đã tăng hàng chục lần. Nghiêm trọng hơn, nếu công ty “lấy lại” đất thành công từ khách hàng cũ, công ty hưởng lợi đơn lợi kép. Cần phải biết khi tính giá trị công ty cho cổ phần hoá, phần tài sản đã bán cho khách không được đưa vào, từ đó làm trị doanh nghiệp.