Khơi “mỏ vàng” thuế thương mại điện tử

(Tieudung.vn) - Thời gian qua, hoạt động thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng thất thu trong lĩnh vực này vẫn hiện hữu.

Khơi “mỏ vàng” thuế thương mại điện tử

Khơi “mỏ vàng” thuế thương mại điện tử
Thời gian qua, hoạt động thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng thất thu trong lĩnh vực này vẫn hiện hữu.

Khơi “mỏ vàng” thuế thương mại điện tử

Phía cơ quan thuế đang nghiên cứu giải pháp xây dựng công cụ tự động thu thập dữ liệu kinh doanh trực tuyến qua các nền tảng để quản lý thuế tốt hơn.

Google, Facebook, Netflix... nộp thuế hơn 11.000 tỷ đồng

từ Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 10/2023, đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp là 11.498 tỷ đồng, trong đó năm 2022 là 3.478 tỷ đồng; năm 2023 là 8.020 tỷ đồng. Một số nhà cung cấp nộp thuế lớn nhất là Meta (Facebook); Google; Apple; Microsoft...

Với Cổng tiếp nhận thông tin TMĐT trong nước, tính đến ngày 18/10/2023, đã có 375 sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc cung cấp thông tin. Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) Tạ Thị Phương Lan cho biết, thực tế hiện nay, có nhiều DN đang sử dụng các phương thức giao dịch TMĐT để giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí và tăng tốc độ lưu thông hàng hóa. Đồng thời cũng có ngày càng nhiều cá nhân sử dụng các mạng , các trang TMĐT để cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người .

Hiện ngành thuế đang nắm bắt thông tin của hơn 191.000 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn. Thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn bao gồm: tên, mã số thuế/đăng ký kinh doanh/căn cước công dân, email, số , địa chỉ, ngành hàng, tài khoản ngân hàng, giá trị giao dịch thông qua sàn…

Đây là những dữ liệu quan trọng để cơ quan thuế có căn cứ tính thuế và quản lý những cá nhân kinh doanh tưởng như dễ dàng ẩn danh trên không gian mạng. “Có lẽ, cũng chính vì lý do này mà nhiều người bán hàng trên các sàn TMĐT giục giã, dò hỏi nhau để đi đăng ký thuế trước, tránh trường hợp bị cơ quan thuế mời lên làm việc, truy thu tiền thuế nhiều năm và phạt chậm nộp hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng, thậm chí cao hơn số thuế phải nộp” - bà Lan cho biết.

Dù đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, quản lý thuế TMĐT hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân cơ quan thuế chưa kiểm soát được hết hoạt động kinh doanh mua bán cũng như doanh thu thực tế của nhiều cá nhân, tổ chức.

Theo Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Nguyễn Hữu Tuấn, lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam năm vừa qua chứng kiến tốc độ tăng trưởng khoảng 20% và đạt 16,4 tỷ USD, chi tiêu mỗi người dân ở mức 300 USD/năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh nên khó tránh khỏi phát sinh những vấn đề như , và thất thu thuế.

Hiện nay, các cá nhân, tổ chức bán hàng trên sàn TMĐT có sử dụng công cụ để làm tăng lượt giao dịch như một chiêu . Ngoài ra, người bán hàng cũng có dấu hiệu làm giảm doanh thu để giảm số thuế phải nộp. Cụ thể, chủ gian hàng tự đăng đơn ảo (tự đặt hàng, giao hàng cho mình và người thân) để tăng lượt tương tác nhằm cạnh tranh hút khách và nhận đánh giá gian hàng nhiều sao. Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử thời gian đầu mới lập gian hàng thường dùng cách đặt đơn ảo, hạ giá sập sàn để cạnh tranh, lấy đánh giá được yêu thích nên doanh thu không phản ánh đúng thực tế kinh doanh, lợi nhuận thấp.

Phía cơ quan thuế cũng cho biết, hiện nay chưa có cơ chế để người bán phải xác thực khi đăng ký bán hàng, mà chỉ dựa trên thông tin họ khai. Vì vậy, có đối tượng mượn chứng minh nhân dân của người khác để đăng ký bán hàng, hoặc có thể dùng sim rác.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có quy định sàn điện tử cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, nhưng việc cung cấp này chưa có cơ chế về mặt pháp luật, quy định trách nhiệm của chủ sàn, chưa có công cụ kỹ thuật để kết nối, bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác về giá trị giao dịch qua sàn. Do đó, cơ quan thuế rất khó thu đúng, thu đủ.

Sẽ có công cụ tự động thu thập dữ liệu kinh doanh trực tuyến

Đại diện cơ quan thuế khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức quản lý thuế hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài. Rà soát, đôn đốc các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Khó khăn lớn nhất trong quản lý thuế TMĐT là số người mua hàng trả bằng tiền mặt vẫn đáng kể. Vì vậy, khó xác định được việc kê khai nộp thuế của người bán.
Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử,
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Nguyễn Hữu Tuấn

Ngoài ra, cơ quan thuế có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các tổ chức này đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế; hỗ trợ các sàn giao dịch TMĐT trong việc cung cấp thông tin đến cơ quan thuế, bảo đảm bảo mật thông tin và hỗ trợ sàn khai thay nộp thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn theo quy định của pháp luật dân sự; hỗ trợ người dân, DN kê khai nộp thuế theo quy định.

Đáng chú ý, Tổng cục Thuế cũng đang nghiên cứu giải pháp xây dựng công cụ tự động thu thập dữ liệu của các đối tượng kinh doanh theo hình thức kinh doanh trực tuyến qua các kênh: website kinh doanh của đối tượng kinh doanh, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok...

Qua đánh giá, công cụ này có thể rà quét với phạm vi rộng, độ bao phủ thông tin có thể bảo đảm trên 90% nguồn dữ liệu, gồm: hơn 3 nghìn trang tin trực tuyến, trên 2 nghìn trang diễn đàn; hơn 55 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam; hơn 3 triệu trang fanpage và nhóm Facebook; hơn 300 nghìn kênh Youtube người Việt.

“Với khối lượng dữ liệu lớn, khai thác từ nhiều nguồn, công cụ này sẽ áp dụng công nghệ dữ liệu lớn (AI/Machine learning) để xử lý, làm sạch, cấu trúc hóa và kết nối với nhau, đồng thời lưu trữ trên Data Warehouse và kết xuất các mẫu thống kê, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Với cơ sở dữ liệu này, cơ quan thuế sẽ sử dụng để rà soát, đối chiếu với dữ liệu kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để hướng dẫn người nộp thuế đăng ký thuế, khai, nộp thuế theo quy định” - bà Tạ Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Đặc điểm TMĐT là mua bán trực tuyến, phần mềm điện tử được kết nối mạng Internet toàn cầu; phạm vi không gian và thời gian không giới hạn… Chính vì vậy, quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, quản lý kê khai, nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế, kiểm soát dòng tiền... là thách thức rất lớn do tính ẩn danh.
Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa và hộ kinh doanh
Tạ Thị Phương Lan