KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm

(Tieudung.vn) - Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Phát triển Quốc tế KTS (KTS Việt Nam- KTSVN) vừa tổ chức sơ kết Chương trình chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của KTS Group với sự tài trợ của Azibai - Nhà sản xuất phá

KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm

KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Phát triển Quốc tế KTS (KTS Việt Nam- KTSVN) vừa tổ chức sơ kết Chương trình chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của KTS Group với sự tài trợ của Azibai - Nhà sản xuất phát triển phần mềm hệ mã nguồn.

Chương trình được tổ chức với quy mô lớn, có sự tham gia của đại biểu các Ban ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, các nhà cố vấn, lãnh đạo nhà tài trợ Azibai, đặc biệt có sự tham dự (gồm 160 công ty đối tác liên kết của KTSVN), cùng hơn 2.000 doanh nghiệp từ 63 tỉnh thành, cũng như trên 10.000 đối tác, khách hàng trong và ngoài nước tham dự sự kiện qua hình thức trực tuyến.

KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm

Chương trình thu hút hàng nghìn người tham gia

KTSVN tạo ra nền tảng đa phương tiện App KTS - một nền tảng vì người Việt, do người Việt sáng tạo, vận hành, đồng thời là một nền tảng tích hợp đầy đủ các tính năng ưu việt hội tụ 4 yếu tố: Mạng , Chat OTT, Sàn thương mại điện tử và Ứng dụng tiếp thị liên kết.

KTSVN xây dựng nền tảng công nghệ “Made in Việt Nam”, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đón đầu cơ hội chuyển đổi số hiệu quả. KTS Việt Nam cũng mang lại nhiều giải pháp công nghệ mới, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Sự kiện là nơi giao thương xúc tiến thương mại có nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm chất lượng là một chuỗi hoặt động trong Chương trình phổ cập chuyển đổi số của KTSVN

KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm

Khách hàng trao đổi thông tin tại buổi lễ

Sau thời gian thực hiện chiến lược khai mở và phát triển , 6 tháng đầu năm 2022 đã đánh dấu những thành công nhất định, KTSVN vinh dự đứng trong Top các Công ty phát triển nền tảng công nghệ “Made in Vietnam”. Các chuyên gia đánh giá cao về nền tảng công nghệ hệ sinh thái liên kết kinh doanh KTSVN. Nền tảng đa phương tiện KTSVN được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận giải pháp công nghệ mới, hướng tới xu thế số hóa toàn cầu.

Dự định vài năm tới, KTSVN sẽ mở thêm 180 phòng học trực tuyến, phát triển cập nhật thêm ngôn ngữ cho nền tảng nhằm phát triển giao thương xuyên biên giới trên cùng một nền tảng phục vụ cho việc chuyển đổi số đồng bộ. 

Ông Hoàng Văn Ngọc - Chủ tịch KTSVN cho biết: “Mục tiêu sắp tới của công ty là giúp tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đón đầu cơ hội chuyển đổi số hiệu quả, nhanh chóng tiếp cận với các xu hướng, giải pháp công nghệ mới. KTSVN thực hiện chiến dịch đẩy mạnh nối kết giao thương, mua bán chéo giữa các doanh nghiệp các tỉnh thông qua hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, làm cầu nối lưu thông các sản vật địa phương.”

KTS Việt Nam sơ kết hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm

Các mặt hàng trưng bày tại buổi lễ tổng kết

Hiện nay, KTSVN đang thúc đẩy kế hoạch mở thêm 80 trung tâm liên kết đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức và nguồn lực chuyên gia phối hợp các địa phương hỗ trợ kỹ năng công nghệ miễn phí cho người dân, hướng tới đưa ứng dụng phổ cập tại tất cả các tỉnh trên cả nước, hỗ trợ thúc đẩy kênh lưu thông hàng hóa làm cầu nối cho xuất nhập khẩu.

Theo ông Ngọc đào tạo là mục tiêu quan trọng nên KTS tập trung tích cực vào phổ biến tính năng công nghệ nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số-mô hình on-offline với khao khát được hỗ trợ, “là cầu nối, kết nối các doanh nghiệp toàn quốc với nhau, giao lưu trao đổi thương mại, dịch vụ và lưu thông hàng hoá. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các trung tâm giao thương, mở rộng không chỉ trong quy mô toàn quốc mà còn vươn đến cộng đồng người Việt trên toàn cầu. KTSVN cũng cho biết mạng đang hướng đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc chương trình OCOP trên 63 tỉnh thành.