Lâm Đồng: Phạt 4 nhà máy thủy điện 720 triệu đồng vì chưa nghiệm thu đã vận hành
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện đối với chủ đầu tư của 4 thủy điện trên địa bàn tỉnh này.
Chuyên gia nói gì về chất lượng nhà máy thủy điện Krông Nô 2, 3 của Trung Nam?
UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử phạt 2 dự án nhà máy thủy điện Krông Nô của Trung Nam
Quảng Ninh: Dùng thuốc để phá thai, người phụ nữ nhập viện cấp cứu
Theo đó, các công trình thủy điện sai phạm bị xử phạt gồm có: Thủy điện Krông Nô 2, Krông Nô 3 của Công ty CP thủy điện Trung Nam - Krông Nô; thủy điện Đa Trou Kea của Công ty TNHH Sản xuất thương mại thiết bị điện và cơ khí Nhật Anh; thủy điện Sar Deung 2 của Công ty CôP Năng lượng Lâm Hà.
Cụ thể, ngày 19/9, UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định xử phạt công trình thủy điện Sar Deung 2 của Công ty CP Năng lượng Lâm Hà, có mã số doanh nghiệp 580133428, do ông Phạm Đăng Khoa làm Giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật, bị phạt số tiền 180 triệu đồng.
Công trình thứ hai trong số này bị xử phạt là thủy điện Đa Trou Kea của Công ty TNHH sản xuất thương mại thiết bị điện và cơ khí Nhật Anh, có mã số doanh nghiệp 03101 86509, do Trần Bá Hiệp làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm người đại diện pháp luật, số tiền phạt là 180 triệu đồng.
Thủy điện Krông Nô 3 của Công ty CP thủy điện Trung Nam Krông Nô chưa nghiệm thu đã vận hành
Trong cùng ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng ra hai quyết định xử phạt đối với công trình thủy điện Krông Nô 2 và công trình thủy điện Krông Nô 3 của Công ty CP thủy điện Trung Nam Krông Nô với mức phạt cho mỗi công trình là 180 triệu đồng. Thông tin cho thấy, công ty này có mã số doanh nghiệp 5800595757, do ông Đỗ Văn Kiên làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Các chủ đầu tư này bị phạt tổng số tiền là 720 triệu đồng, nguyên nhân bị phạt là vì đưa hạng mục công trình vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc các chủ đầu tư này nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ hoạt động phát điện; buộc phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm.
Thời gian để các doanh nghiệp thực hiện khắc phục hậu quả là 60 ngày kể từ ngày nhận quyết định. Đồng thời, sau 10 kể từ ngày hoàn thành khắc phục phải báo cáo kết quả cho Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó vào cuối năm 2022, 4 công ty gồm: Công ty CP thủy điện Bồng Lai - chủ đầu tư thủy điện Đa Cho Mo 2, Công ty CP thủy điện Đạ Dâng 3 - chủ đầu tư thủy điện Đạ Dâng 3, Công ty CP đầu tư phát triển Đam B’ri - chủ đầu tư thủy điện Đam B’ri 1 và Công ty CP Cao Nguyên Sông Đà 7 - chủ đầu tư thủy điện Yan Tann Sien đều bị phạt 180 triệu đồng/trường hợp vì vi phạm tương tự.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không bị áo dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Vì vậy, trước đó, Sở Công Thương đề xuất UBND tỉnh có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định hướng dẫn chi tiết về phương pháp tính số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi cụ thể trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện. Sau khi có văn bản hướng dẫn chi tiết của Chính phủ hoặc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thì mới có căn cứ áp dụng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.