Masan đề xuất lập “vùng đệm” quanh nơi sản xuất, bảo vệ chuỗi cung ứng
Với hơn 30 nhà máy và hàng loạt trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn cùng hệ thống phân phối, bán lẻ gần 2.500 siêu thị, cửa hàng, Masan là tập đoàn duy nhất có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất và bán lẻ hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong cả nước.
Tập đoàn Masan đồng hành cùng các địa phương chống dịch Covid-19
Masan chi gần 350 tỉ đồng mua lại 20% cổ phần Phúc Long
Masan và hành trình 25 năm ''Phụng sự người tiêu dùng''
Tuy nhiên, để bảo vệ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định trong thời gian dịch bệnh, Masan đề xuất giải pháp lập “vùng đệm” quanh nhà máy sản xuất, hỗ trợ lưu thông chu trình sản xuất, phân phối hàng hóa… nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.
Đầu tư hàng chục tỷ đồng đảo đảm chuỗi cung ứng
Là một trong những DN tuân thủ nghiêm túc “3 tại chỗ” ngay từ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, Tập đoàn Masan đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch với ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhân viên, đồng thời đảm bảo hệ thống sản xuất, phân phối và bán lẻ hàng hóa thiết yếu của Masan không bị đổ vỡ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tập đoàn Masan hiện có hơn 30 nhà máy và trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn tại hầu hết khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, và một hệ thống phân phối, bán lẻ với gần 2.500 siêu thị cùng cửa hàng bán lẻ VinMart/VinMart +, hơn 200.000 điểm bán lẻ truyền thống với số nhân viên trên dưới 40.000 người. Masan đang cung cấp các loại thực phẩm thiết yếu cho đời sống hàng ngày của nhân dân như gạo, mì, nước tương, nước mắm, nước uống, thịt heo, thịt gà, trứng gà, rau xanh các loại.
Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Cùng đồng lòng với người dân cả nước trong giai đoạn khó khăn này, mọi thành viên Masan đang dốc toàn lực thực hiện nhiệm vụ từ sản xuất đến hậu cần, bán lẻ để cung ứng hàng hóa, phục vụ tốt nhất nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hàng triệu người dân”.
Massan đang kiến nghị Bộ Y tế tiêm vaccine cho toàn bộ 40.000 nhân viên của tập đoàn |
Là một công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Masan, Tổ hợp Chế biến Thịt sạch MEATDeli Sài Gòn (Đức Hòa, Long An) đã nghiêm túc chấp hành chỉ thị “3 tại chỗ” ngay từ khi có hướng dẫn của cơ quan chức năng. Hơn 84% lực lượng lao động của nhà máy hiện đang thực hiện “ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ và sản xuất tại chỗ”, bên cạnh các biện pháp phòng dịch đã được áp dụng nghiêm ngặt ngay từ đầu mùa dịch. Nhờ đó mà cho đến nay, nhà máy chưa phát sinh ca nhiễm nào và đảm bảo vận hành xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu thịt sạch cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Một công ty thành viên khác là Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo đã lập phương án chuẩn bị sẵn sàng cho “3 tại chỗ” như trang bị kit xét nghiệm, các dụng cụ lưu trú mền, nệm, gối… dù tỉnh Bình Thuận chưa chỉ đạo áp dụng chỉ thị này.
Là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh, Vĩnh Hảo đã làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương ngay từ những ngày đầu. Đặc biệt, Ban Giám đốc Công ty còn “trực chiến” 24/7 ngay tại nhà máy để kịp thời giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Đến nay, Vĩnh Hảo vẫn đảm bảo hoạt động xuyên suốt và an toàn cho hơn 300 CBNV tại nhà máy.
Kiến nghị thành lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy
Theo bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Thường trực VinCommerce (công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan và là đơn vị điều hành chuỗi VinMart/VinMart+), nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là rất hiện hữu. Do vậy, tại cuộc họp trực tuyến ngày 8/8 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, đại diện Masan đề xuất một số nội dung mà bà đánh giá là khẩn thiết, để chủ động ứng phó với nguy cơ này.
Qua thực tế triển khai, DN nhận thấy biện pháp “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, khoảng 1-2 tuần. Nếu áp dụng dài hạn, khi có phát sinh nguồn lây bệnh, thì “3 tại chỗ” sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn. Và nhà máy sẽ không còn khả năng tiếp tục vận hành sản xuất.
|
Do vậy đại diện Masan đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… ở gần nhà máy. Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.
Chuỗi siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+ đã thiết lập 3 tuyến phòng dịch để đảm bảo không gian mua sắm an toàn cho người dân. Cụ thể, tất cả nhân viên, đối tác và khách hàng phải thực hiện thông điệp 5K như đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và giữ khoảng cách nghiêm túc; tuân thủ quy định phòng chống dịch tại từng địa phương và triển khai các tuyến phòng dịch nội bộ. Đã có 10.000 nhân viên bán lẻ và sản xuất của Masan được tiêm vaccine, giúp người lao động yên tâm công tác và đảm bảo an toàn cho chuỗi sản xuất cũng như cho khách hàng đến mua sắm tại VinMart/VinMart+. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động cho toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, Masan đang kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công thương tạo điều kiện ưu tiên tiêm vaccine cho toàn bộ 40.000 nhân viên Tập đoàn.