SCG tăng tốc triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Ngày 16/11 - Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan (Thailand Supply Chain Network) đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (National Action Plan on Circular Economy - NAPCE)”.
Ngành công nghiệp tái chế: Nghĩ xanh, làm xanh vì một tương lai bền vững
Sử dụng rác nhựa làm vật liệu xây dựng hướng đến kinh tế tuần hoàn
Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị
Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình hướng đến tương lai bền vững. Sự đồng hành của SCG tại diễn đàn lần này thể hiện cam kết vững chắc của tập đoàn với chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam và khu vực, tập trung vào việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, áp dụng chiến lược ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị minh bạch) và chú trọng việc hợp tác trong mọi hoạt động.
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2023 do Bộ TN&MT chủ trì với sự tham gia của các Lãnh đạo Chính phủ, các Doanh nghiệp lớn, Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các bên liên quan cùng chia sẻ về Kinh tế tuần hoàn.
Thế giới đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức về các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế, dẫn đến nhu cầu cấp thiết của việc tìm kiếm các giải pháp hợp tác liên ngành và đa lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Đối mặt với những thách thức này, chính phủ Việt Nam đã xác định kinh tế tuần hoàn là giải pháp quan trọng trong chương trình nghị sự quốc gia, cùng với việc xây dựng kế hoạch hành động 1uốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (NAPCE) từ năm 2022.
Tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ TN&MT chủ trì, lần đầu tiên, NAPCE - với sự đóng góp từ nhiều ngành/lĩnh vực trong nước, sẽ được trình lên lãnh đạo Chính phủ, Trưởng đại diện của các bên đối tác phát triển, Đại sứ, đại diện các doanh nghiệp lớn, Tổ chức phi chính phủ (NGO), trường Đại học, Viện nghiên cứu, và các chuyên gia đầu ngành về Kinh tế tuần hoàn. Diễn đàn nhằm mục đích xây dựng các thảo luận tích cực, hoạch định chiến lược và hành động cụ thể để thực hiện kinh tế tuần hoàn, góp phần đạt mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution - NCD) của Việt Nam. Diễn đàn cũng sẽ làm rõ các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường carbon, huy động nguồn tài chính kiểu mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, cũng như khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố ESG trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn.
Tại sự kiện, SCG đã hợp tác với các bên hữu quan cùng nhau chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về ESG, cũng như mối liên hệ giữa ESG và việc thúc đẩy NAPCE tại Việt Nam. Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố ESG trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn. Bằng cách áp dụng nghiêm ngặt chiến lược ESG, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao phúc lợi xã hội, đồng thời tăng cường quản trị doanh nghiệp. Tất cả đều là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
“Thông qua kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, tôi tin rằng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh của mình, tuân thủ định hướng mới và cùng nhau hành động hướng đến một mục tiêu chung. Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa sự hiệu quả và tiến độ thực hiện CE, sự hợp tác liên ngành là vô cùng cần thiết. Chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác địa phương nhằm áp dụng các nguyên tắc ESG, từ đó tăng cường thực hành kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển lớn mạnh và bền vững hơn cùng nhau, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước ở khu vực Đông Nam Á với các nền kinh tế khác trên thế giới.” Ông Roongrote Rangsiyopash phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn.
Triển lãm Xanh độc đáo với nhiều ấn phẩm từ giấy tái chế và nhựa tái chế của ngành hoá dầu (SCGC) và bao bì (SCGP)
Tại Việt Nam, SCG tích cực hợp tác với Chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn từ cấp quốc gia đến cấp địa phương. Năm 2022, SCG hợp tác cùng Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan và Bộ TN&MT đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2022 “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”. Trước đó, tập đoàn cũng đã tham gia trong Hợp tác công-tư (PPC) hướng đến kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa cùng Bộ TN&MT, và các doanh nghiệp khác hàng đầu Việt Nam từ năm 2020. Ngoài ra, để tìm kiếm giải pháp lâu dài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý chất thải, SCG Chemicals (ngành kinh doanh hóa dầu của SCG) và Bộ TN&MT, UBND TP Vũng Tàu, Liên minh chấm dứt rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste), Quỹ sáng kiến phát triển đô thị Châu Á (CDIA), và tổ chức Innovation Norway đã cùng hợp tác phát triển dự án quản lý chất thải rắn ở Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, SCG thúc đẩy hợp tác hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trên phạm vi quốc tế. Có thể kể đến thỏa thuận liên doanh với Braskem - nhà sản xuất polyme sinh học hàng đầu thế giới ở Brazil để sản xuất ethylene sinh học (Green-Ethylene) từ ethanol từ nông nghiệp; và sáp nhập Peute - công ty kinh doanh và tái chế vật liệu bao bì độc lập lớn nhất Hà Lan.
Hiện nay, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm xi măng - vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials - CBM), hóa dầu (SCGC - SCG Chemicals), và bao bì (SCGP - SCG Packaging), SCG chủ động thực hiện cam kết của mình thông qua chiến lược ESG 4Plus với lộ trình bao gồm: “Hướng đến phát thải ròng bằng không (Set Net-Zero) – Phát triển Xanh (Go Green) – Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) - Thúc đẩy hợp tác (Embrace Collaboration)”. Để thực hiện chiến lược này, SCG nỗ lực hợp tác với các bên hữu quan và đối tác, với đa dạng nhà cung cấp nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên và tạo ra chất thải. Hướng tiếp cận này không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn khuyến khích sử dụng các nguồn vật liệu và năng lượng bền vững, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và quảng bá các sản phẩm thân thiện, giảm tác động đến môi trường. Đây cũng là những định hướng được nhấn mạnh trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.