Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

(Tieudung.vn) - Được chính thức khởi công vào cuối tháng 5/2022, những hình ảnh đầu tiên được trình làng của “Tổ hợp Thiên đường Sữa Mộc Châu” đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng bởi sự hấp dẫn và đẹp mắ

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa
Được chính thức khởi công vào cuối tháng 5/2022, những hình ảnh đầu tiên được trình làng của “Tổ hợp Thiên đường Sữa Mộc Châu” đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng bởi sự hấp dẫn và đẹp mắt của “Kỳ quan Tây Bắc” trong tương lai.

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Dựa trên định hướng mục tiêu là phát triển du lịch tại Mộc Châu gắn liền với chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La, trong đó ngành chăn nuôi bò sữa là chủ lực, và Mộc Châu Milk đã xây dựng “Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu” như một hệ sinh thái khép kín từ sản xuất nông nghiệp tới chế biến sữa công nghệ cao đi đôi với phát triển bền vững, kết hợp du lịch sinh thái. Có thể nói, đây là một trong những về nông nghiệp công nghệ cao có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và cũng là mô hình “Thiên đường sữa” đầu tiên được Vinamilk và Mộc Châu Milk được giới thiệu tại Việt Nam.

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Dự lễ khởi công Tổ hợp, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng Vinamilk và Mộc Châu Milk sẽ cùng nhau phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao, nền kinh tế nông nghiệp toàn diện và tuần hoàn, kết nối các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, du lịch thành chuỗi giá trị để phát triển bền vững tại Mộc Châu.

Tổ hợp gồm 2 dự án thành phần: Dự án Trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và dự án Nhà máy sữa công nghệ cao Mộc Châu Milk. Tổng vốn đầu tư của tổ hợp lên tới 3.150 tỷ đồng, với mục tiêu đưa Mộc Châu trở thành thủ phủ chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại phía Bắc, là hình mẫu của ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam cũng như bắt kịp với các xu hướng phát triển trên thế giới.

Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao sẽ được ứng dụng công nghệ 4.0 toàn diện, đầu tư các công nghệ kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới trong mô hình chăn nuôi, quản lý như: Hệ thống quản lý phối trộn khẩu phần, hệ thống lập khẩu phần chuyên dụng, hệ thống tắm mát, phần mềm quản lý phác đồ điều trị, phần mềm quản lý sức khỏe, phần mềm quản lý đàn...

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Xung quanh trang trại là đồng cỏ, cây xanh, tạo cảnh quan sinh thái hài hoà với tự nhiên. Khu vực Trang trại cũng là một điểm đến để du khách có thể tham quan trải nghiệm, tìm hiểu về mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao.

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk : “Khác với các Nhà máy, trang trại khác của Vinamilk là chỉ có nhà máy, hoặc chỉ có trang trại, Thiên đường sữa Mộc Châu là tổ hợp dự án liên hoàn, kết hợp cả nhà máy, trang trại và du lịch sinh thái. Tại nhà máy, chúng tôi sẽ áp dụng hệ thống tự động hóa hoàn toàn cùng các công nghệ thông minh . Bên cạnh đó, Mộc Châu là địa điểm rất đặc biệt vì đây là nơi đầu tiên tại Việt Nam chăn nuôi bò sữa từ hơn 60 năm trước. Không những có khí hậu mát mẻ quanh năm mà Mộc Châu còn sở hữu phong cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Vì thế, chúng tôi lựa chọn phát triển nhà máy, trang trại kết hợp với du lịch sinh thái với ưu tiên hàng đầu là xanh, sạch, phát triển bền vững tại đây”.

Khu công viên sinh thái dự kiến sẽ gồm các công trình cộng đồng, văn hóa, sự kiện với thiết kế kiến trúc cảnh quan ấn tượng nhưng vẫn bảo tồn thiên nhiên, đồng cỏ thảo nguyên tươi xanh, là hình ảnh đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu.

Khu Trung tâm nghệ thuật dân gian của Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu sẽ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc Tây Bắc và liên quan đến hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa. Trung tâm sẽ mở cửa và tiếp đón các đoàn khách tới tham quan, tìm hiểu về trang trại, canh tác nông nghiệp hoặc tham gia các sự kiện văn hóa, cộng đồng, từ đó hiểu thêm về văn hóa, con người Mộc Châu, biết thêm về các hoạt động chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa…

Trung kiện và thương mại dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động tham quan, tìm hiểu môi trường và cảnh quan sinh thái, đồng thời quảng bá và giới thiệu sản phẩm Mộc Châu Milk và nông sản địa phương. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức sản phẩm thơm ngon làm từ sữa và các được canh tác tại trang trại.

Thiên đường sữa trên thảo nguyên xanh Mộc Châu - dự án “khủng” của 2 ông lớn ngành sữa

Hạng mục thứ hai là Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu có diện tích 26ha, tổng mức đầu tư 2 giai đoạn của nhà máy này là 2.000 tỉ đồng, với công suất thiết kế ước đạt gần 500 tấn sữa/ngày (giai đoạn 1) và có thể nâng lên 1.000 tấn sữa/ngày (trong giai đoạn 2).

Nhà máy được thiết kế mô hình kiến trúc xanh phù hợp với cảnh quan thiên nhiên Mộc Châu; ứng dụng công nghệ 4.0 toàn diện trong hệ thống quản lý và vận hành với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà máy cũng sẽ được đầu tư những công nghệ ưu việt giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo các chỉ tiêu về phát triển bền vững.

Với việc kết hợp mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao cùng du lịch sinh thái, hài hòa với môi trường tự nhiên, Vinamilk và Mộc Châu Milk mong muốn gia tăng thêm giá trị và đa dạng hóa các sản phẩm, đồng thời quảng bá văn hóa chăn nuôi bò sữa, canh tác nông nghiệp và chế biến sữa hiện đại.

Mục tiêu của Vinamilk và Mộc Châu Milk hướng tới là đưa Mộc Châu trở thành thủ phủ chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, du lịch, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, với mục tiêu xây dựng Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu dự kiến đi vào hoạt động chính thức vào năm 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành “Kỳ quan Tây Bắc”, là điểm tham quan giới thiệu hoạt động sản xuất nông nghiệp và chế biến sữa độc đáo và hấp dẫn, mang đến bước phát triển mới cho ngành chăn nuôi bò sữa và công nghiệp chế biến sữa tại địa phương, đánh dấu cột mốc đưa ngành sữa Việt Nam bước lên một tầm cao mới và tạo dấu ấn rõ nét trên bản đồ sữa thế giới.