Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

(Tieudung.vn) - Đó là nhận định của TS.Đinh Thế Hiển tại Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” do Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp tổ chức.

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!
Đó là nhận định của TS.Đinh Thế Hiển tại Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” do Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo nói trên, Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển, phân tích: trên thế giới, quỹ mở chiếm 80% giá trị đầu tư chứng khoán với tổng giá trị năm 2020 là 44.000 tỷ USD. Trong đó, đầu tư trái phiếu chiếm khoảng 45%. Tại Việt Nam, quy mô các quỹ mở còn thấp, chỉ chiếm 0,5% GDP trong năm 2022. Giá trị quỹ mở đầu tư ở Việt Nam khoảng 18.717 tỉ đồng so với 1.200 triệu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, tương đương khoảng 1,6%.

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

Toàn cảnh Hội thảo: "Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp" do Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp tổ chức tại TP Hồ Chí Minh 

Các quỹ đầu tư thường chỉ mua trái phiếu doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao (chỉ số tín nhiệm theo S&P là AAA). Các danh nghiệp này do có uy tín nên việc phát hành TP có lãi suất thấp hơn lãi vay từ ngân hàng. Một trong những dấu hiệu để nhận định TPDN an toàn là lãi suất không cao quá 30% so với lãi suất cho vay ngân hàng. 

“Nhà đầu tư nên tìm hiểu những công ty nổi tiếng, nằm trong top 500 doạnh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán. Các công ty này thường phát hành trái phiếu với lãi suất nằm giữa lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại hoặc cao hơn tối đa 4%, tính đến thời điểm hiện tại lãi suất có thể nằm ở mức 14% trở xuống. Như vậy, mức lãi suất này cho thấy tính ổn định và tương đối an toan, giảm tỷ lệ rủi ro cho ” – ông Hiển nói và nhấn mạnh, thực tế mức lãi suất 14% không cao, thậm chí là thấp, rất thấp.

“Rất nhiều ý kiến đánh giá nhà đầu tư cá nhân vì ham lợi nhuận cao nên mới đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, dám mua thì phải dám chịu…Tuy nhiên, thực tế, mức lãi suất 14% là không cao, ngược lại thấp rất thấp. Đơn cữ như trường hợp của Tập đoàn K.O, từng gây xôn xao mạng với “câu chuyện đi vay” có thế chấp tài sản nhưng lãi suất 3%/tháng, 6 tháng 18%, như vậy 1 năm là 36%. Ở đây không phải tín dụng đen, những người cho vay và những người vay đều là người tử tế trong hợp đồng thuận mua vừa bán. Nói như vậy để thấy rõ ràng, trái phiếu doanh nghiệp không có tín chấp 14% là thấp” – ông Hiển phân tích.

Từ đó, ông Hiển cho rằng, các nhà đầu tư cá nhân không phải vì ham lãi suất cao, họ không phải là người đi tìm lãi suất cao, đơn giản họ chỉ đi tìm một mức lãi suất hợp lý hơn tiền gửi ngân hàng.

“Năm 2019 trở về trước, trái phiếu doanh nghiệp ở mức hợp lý, lãi suất khoảng 8,5%. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2020-2022 xuất hiện nhiều công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ có lãi suất cao, vượt qua lãi suất cho vay ngân hàng, đi vào khung lãi suất trái phiếu có rủi ro” – ông Hiển nói thêm.

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lụt thanh khoản” trên trái phiếu doanh nghiệp một phần do lỗi của công ty chứng khoán và ngân hàng 

Vì thế, ông Hiển đề xuất để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững, cần tách trái phiếu ngân hàng và các định chế tài chính với trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và hỗ trợ cho các công ty sản xuất kinh doanh đồng thời phát triển các quỹ mở đầu tư trái phiếu.

Ở góc nhìn tương tự, ông Mã Thanh Danh - Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế (CIB) cho rằng, áp lực trái phiếu đáo hạn một phần có nguyên nhân từ các công ty chứng khoán và ngân hàng.

“Các tổ chức này, để bán được trái phiếu, họ hứa với nhà đầu tư sẽ mua lại trong 3-6 sau khi phát hành. Đến khi trái chủ yêu cầu mua lại thì họ không mua hoặc không đủ năng lực mua. Nhưng nếu đẩy trách nhiệm này cho nhà phát hành thì không đúng quy định, bởi thời hạn phát hành thường ít nhất là 1 năm” - ông Danh nhận định.

Để giúp doanh nghiệp giải tỏa áp lực trái phiếu đáo hạn, ông Mã Thanh Danh đề xuất 3 nhóm giải pháp.

Trước hết phải tính toán khả năng từ nội tại chính doanh nghiệp.  Nếu không đủ tiền, doanh nghiệp có thể đi vay thêm hoặc thế chấp một phần trái phiếu với lãi suất cao hơn để vay tiền mua lại phần còn lại.

Bên cạnh đó, với tình hình kinh doanh ổn định, doanh nghiệp có thể thương lượng trực tiếp với trái chủ để họ chờ đến hạn. Trong trường hợp trái chủ nhất quyết yêu cầu mua lại, doanh nghiệp có thể thương lượng để trái chủ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. 

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

Ông Mã Thanh Danh - Chủ tịch Công ty Tư vấn Quốc tế (CIB) nhận định, riêng với những doanh nghiệp có tài chính không đủ mạnh hoặc kinh doanh kém quả quan, yêu cầu mua lại trái phiếu thực sự là áp lực không nhỏ. 

Riêng với doanh nghiệp có tài chính không đủ mạnh hoặc kinh doanh kém quả quan, yêu cầu mua lại trái phiếu thực sự là áp lực không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng để thương lượng với trái chủ. Nếu không được, doanh nghiệp buộc phải bán các tài sản mình đang có để thanh toán với các trái chủ. Đó có thể là đất đai, thương hiệu, hệ thống phân phối…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm giải pháp từ bên ngoài thị trường. Thị trường chứng khoán đang phục hồi là cơ hội để doanh nghiệp có thể tính toán phương án huy động vốn qua thị trường này để thanh toán trái phiếu. Thậm chí họ có thể bán bớt cổ phiếu quỹ để thu tiền về.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cần nguồn vốn trung và dài hạn để phát triển, sau khi không huy động được bằng kênh cổ phiếu và vay ngân hàng. Vì thế, thị trường Việt Nam rất cần những ngân hàng đầu tư (Investment Banking) có nguồn vốn lớn cho vay trung và dài hạn. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, họ sẽ đồng hành lâu dài bằng cách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường chứng khoán cũng chưa được nâng hạng. Khi thị trường được nâng hạng sẽ đón thêm nhiều dòng vốn lớn đổ vào, giúp doanh nghiệp đỡ áp lực về nguồn vốn.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần tính đến phương án tham gia thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, các công cụ mua bán nợ tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa phổ biến. Đồng thời, nếu có một thị trường trái phiếu thứ cấp hoạt động bài bản, thì các trái chủ khi cần bán lại sẽ giao dịch trực tiếp trên thị trường này, giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành 14% không phải là lãi suất cao!

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) , nhà đầu tư cần tìm hiểu thông tin từ những nguồn tin cậy, minh bạch trước mọi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trong khi đó, Luật sư Phạm Ngọc Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu ra gặp nhiều rủi ro khi đầu tư trái phiếu là đầu tư theo tin đồn, đồng thời do thông tin thiếu minh bạch.

“Một phần nguyên nhân khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp là do những công ty phát hành công bố thông tin sai sự thật, thông tin giả, chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế, không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định, không có tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán” - ông Hưng nói.

Theo chuyên gia này, ngoài doanh nghiệp phát hành, các đơn vị môi giới, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán cần minh bạch hơn trong quá trình tư vấn phát hành trái phiếu. Thậm chí, nhiều đơn vị hoạt động môi giới đầu tư trái phiếu khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép.

Các công ty chào bán không tuân thủ quy định, chưa xác nhận minh bạch thông tin đơn vị phát hành trái phiếu. Thậm chí, các đơn vị tư vấn và đại lý phát hành đã có động thái để “hỗ trợ” nhà đầu tư không đủ tiêu chuẩn tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ để thu hút dòng tiền.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trái phiếu là kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, đồng thời cũng là lựa chọn quen thuộc của nhiều nhà đầu tư nhờ lãi suất hấp dẫn, nhất là khi ngân hàng “siết” chặt tín dụng .

Theo báo cáo tổng quan thị trường trái phiếu tín dụng, giai đoạn 2016-2020, trái phiếu tín dụng Việt Nam đã tăng từ mức 4.300 tỷ đồng lên mức 10.300 tỷ đồng (tăng 2,4 lần).

Trong năm 2020, tỷ lệ đóng góp vào GDP của trái phiếu tín dụng tại Việt Nam mới đạt 15,1%. Trong 10 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành 234.000 tỷ đồng trái phiếu.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động phát hành, sử dụng nguồn vốn trái phiếu ở một số doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường.

Mặc dù các sai phạm bị xử lý chỉ xuất hiện ở một số trường hợp nhất định, song tính “nhạy cảm” của thông tin đã vô tình tạo tâm lý bất an, khiến các nhà đầu tư có xu hướng dè chừng đối với trái phiếu doanh nghiệp.