USD tăng nhiệt, doanh nghiệp nặng nỗi lo

(Tieudung.vn) - Tỷ giá tăng kéo theo hàng loạt hệ lụy như chi phí vận chuyển, container hàng nhập khẩu bị đội thêm chi phí; giá nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng tăng…

USD tăng nhiệt, doanh nghiệp nặng nỗi lo

USD tăng nhiệt, doanh nghiệp nặng nỗi lo
Tỷ giá tăng kéo theo hàng loạt hệ lụy như chi phí vận chuyển, container hàng nhập khẩu bị đội thêm chi phí; giá nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng tăng…

liên tục tăng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD đã tăng vượt mốc 24.000 đồng. Đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 393 đồng, tương đương 1,66%. Sức ép tỷ giá gia tăng khi tại quốc tế, đồng USD đang có chuỗi thời gian tăng giá dài nhất trong gần 9 năm, trong khi các đồng tiền khác như yên Nhật, Euro và nhân dân tệ Trung Quốc trượt giá mạnh...

USD tăng nhiệt, doanh nghiệp nặng nỗi lo

Tỷ giá USD/VND đang có những phiên tăng mạnh. Ảnh minh hoạ

Chỉ số USD-Index tăng 1,93 điểm sau 1 tuần, lên 105,06 điểm. Giá USD trên thị trường quốc tế nhảy vọt trước những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, khiến các đổ xô vào đồng tiền trú ẩn an toàn của Mỹ.

Trái ngược trong chính sách tiền tệ giữa Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), kể từ đầu năm đến nay, NHNN Việt Nam hạ lãi suất điều hành 4 lần, tổng cộng từ 1,25 điểm % đến 1,5 điểm %, tạo dư địa để các ngân hàng thương mại suất cho vay. Đó cũng là lý do khiến đồng Việt Nam bị so với USD, gây sức ép lên tỷ giá.

Trong thời gian tới, việc Fed vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao, có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa cũng như những diễn biến quốc tế khó lường tiếp tục là yếu tố gây áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước. Theo kế hoạch, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra quyết định lãi suất vào ngày 14/9 trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhóm họp trong tuần tới. Fed cân nhắc quyết định về lãi suất tại cuộc họp vào ngày 19 - 20/9. Các thị trường hiện đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến từ hai nền kinh tế này. Nhà đầu tư đang chờ các thông tin này vì sẽ tác động trực tiếp đến thị trường tài chính nói chung và giá USD cùng Euro nói riêng.

Trước diễn biến tỷ giá những ngày gần đây, NHNN cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả 2 chiều, phù hợp với điều kiện thị trường và nền tảng kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hấp thu cú sốc bên ngoài....

Nhà điều hành khẳng định cung cầu ngoại tệ thuận lợi, dòng vốn tiếp tục chảy vào nền kinh tế cũng như các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá linh hoạt của cơ quan này là những yếu tố hỗ trợ sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Theo NHNN, tính chung 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại ước xuất siêu 20,19 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022; tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022; chuyển tiền kiều hối về nước ước đạt 10,126 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022 cũng như các nguồn thu ngoại tệ khác từ khách du lịch dồi dào…

Định hướng chính sách tiền tệ những tháng còn lại của năm 2023, NHNN cho biết, sẽ bám sát diễn biến thực tế để vừa kiểm soát lạm phát, vừa cân đối với mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ. Đồng thời, điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

“Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ”- nhà điều hành khẳng định.

Trước những diễn biến của tỷ giá VND/USD những ngày gần đây, nhiều đơn vị phân tích đưa ra VND sẽ mất giá +/-2% trong năm 2023, có thể đạt mốc 24.500 đồng. Nhưng áp lực có thể không mạnh bởi khả năng cân đối ngoại tệ. "Từ các dữ liệu vĩ mô và diễn biến thị trường, chúng tôi tin tưởng thị trường hoàn toàn có đủ điều kiện cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ trong những tháng cuối năm", UOB nhận định.

Doanh nghiệp nhập khẩu nặng nỗi lo

Đánh giá về mức độ biến động của tỷ giá trong vài ngày gần đây, Chủ tịch HĐQT của Phúc Sinh Group Phan Minh Thông cho biết: “Khi đồng USD tăng giá sẽ khiến DN xuất khẩu được hưởng lợi, bởi khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ giúp doanh thu xuất khẩu khi được quy đổi sang đồng Việt Nam cũng tăng theo”. Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Thuận Phước cho biết, việc tỷ giá VND/USD tăng tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu của Việt Nam thu lợi bù đắp phần nào chi phí lãi vay thời gian qua.

Tỷ giá tăng có thể là thông tin tích cực với DN xuất khẩu. Tuy nhiên, với các DN nhập khẩu giá vốn sẽ bị đẩy cao, kéo theo giá bán hàng hóa trong nước tăng lên. Tổng giám đốc Công ty CP Vinacam Vũ Duy Hải cho biết, hiện mỗi tháng Vinacam nhập khẩu bình quân khoảng 15-18 triệu USD hàng hóa, nếu tỷ giá tăng thêm 1,6%, DN phải chi thêm khoảng 240.000 USD, tương đương hơn 5,7 tỷ đồng cho hàng hóa đầu vào. “Chưa kể giá USD tăng cũng khiến các khoản phí liên quan đến logistics tăng theo. Điều này đồng nghĩa với việc DN buộc phải chấp nhận “bóp” lợi nhuận để duy trì tính cạnh tranh” ông Hải cho hay.

“Chúng tôi không thể tăng giá bán trong bối cảnh hiện nay vì sợ người dùng cắt giảm chi tiêu, nếu họ không chấp nhận được mức giá mới. Vì thế, chúng tôi vẫn đang “gồng mình” cho khoản chênh lệch tỷ giá”, Tổng Giám đốc Công ty Hải sản Hoàng Gia Trần Văn Trường .

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, từ nay đến cuối năm, với nguồn dự trữ ngoại hối của NHNN hoàn toàn đủ sức để giữ ổn định tỷ giá hối đoái thì tỷ giá USD/VND sẽ tăng đâu đó khoảng 2%-3%. Theo ông Thịnh, những DN xuất khẩu, có nguồn thu bằng ngoại tệ nên cân nhắc thời điểm tỷ giá tốt thì nên bán cho ngân hàng. “Về phía những DN nhập khẩu cũng nên xem xét thời điểm nào là phù hợp để mua ngoại tệ. Bởi nếu chưa đến thời điểm cần thanh toán cho đơn hàng nhưng vì lo sợ tỷ giá tăng mà mua sẽ càng làm tăng sức ép lên cầu ngoại tệ khiến đồng USD tăng, vô hình trung cũng gây tổn thất cho DN” - ông Thịnh nhấn mạnh.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, các DN có thể lựa chọn những biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá để tránh những biến động khó lường của thị trường trong tương lai. Chẳng hạn, DN có thể lựa chọn những ngân hàng có chính sách tài trợ thương mại hấp dẫn, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (swap)… “Bởi đây là một trong những giải pháp vừa giúp DN giảm thiểu rủi ro tỷ giá khi giao dịch xuất nhập khẩu trong bối cảnh biến động tỉ giá, vừa giúp DN chủ động trong kế hoạch tài chính của mình” – ông Lực nhấn mạnh.

Động thái nâng trần giá bán USD của NHNN cho thấy linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá dù giai đoạn này áp lực tỷ giá lớn. Dù vậy cần tách các tác động đối với tỷ giá để phân tích xem nguyên nhân chính do cán cân tài khoản vốn đang âm hay do yếu tố mùa vụ. Nếu như cán cân tài khoản vốn âm thì mới đáng lo ngại và cần có những biện pháp để xử lý trong thời gian tới. (TS Lê Xuân Nghĩa)