4 loại gia vị phổ biến chị em nội trợ cần biết để sử dụng cho hợp lý
Chị em nội trợ cần chú ý phân loại gia vị đúng cách để sử dụng cho hợp lý.
Mẹo nhà bếp cực hay với gạo không phải ai cũng biết
Lưu ý để quần áo không bị đóng cặn xà phòng khi giặt máy
Lưu ý khi sử dụng khăn ướt cho trẻ sơ sinh
Gia vị là gì?
Sử dụng gia vị đúng cách giúp món ăn ngon. Nguồn ảnh: Internet
Các nhà khoa học đã định nghĩa thì gia vị là những loại rau thơm thực phẩm (thường có tinh dầu) hoặc là các hợp chất được hóa học sản xuất để cho vào món ăn để tạo ra sự kích thích tích cực cho cơ quan khứu giác cũng như thị giác.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gia vị khác nhau như gia vị thực vật, gia vị động vật, gia vị khô, gia vị ướt, gia vị âu…Và để phân biệt chúng thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nhé.
Các loại gia vị phổ biến
Dựa vào nguồn gốc, gia vị có thể được chia thành 4 loại bao gồm: gia vị có nguồn gốc thực vật, gia vị có nguồn gốc động vật, gia vị lên men vi sinh và gia vị có nguồn gốc vô cơ.
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phong phú và đa dạng, có thể kể tên đến như:
Các loại lá tạo mùi thơm như: Lá bạc hà (mint), nguyệt quế, hành lá, rau răm, húng quế, cần tây, hành boa rô, kinh giới, rau mùi, hương thảo, lá dứa...
Các loại quả: Chanh, bưởi, ớt, khế chua, quả me, quả sấu...
Các loại hạt: Hạt tiêu, hạt ngò,hạt dổi...
Các loại củ: Gừng, tỏi, hành tây, củ riềng, hành củ, nghệ, củ kiệu,...
Các loại thực vật khác: Nấm hương, nước dừa, nước cốt dừa...
Các loại gia vị đã được chế biến, phối trộn các nguyên liệu lại với nhau: Tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, bơ thực vật, ngũ vị hương, bột cà ri,...
Các loại thảo mộc, thuốc dùng trong đông y: Táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm, cam thảo, quế, đại hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành,...
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Các loại gia vị có nguồn gốc từ động vật cũng phong phú không kém:
Đầu tiên phải kể đến các loại mắm như: Mắm các loại (làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép v.v.) như mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm...
Các loại nước mắm làm từ cá (như cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát v.v.)
Các loại gia vị có chứa tinh dầu: Tinh dầu cà cuống, long diên hương, túi mật của một số động vật, mỡ lợn, dầu hào.
Các loại sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa động vật (bò, cừu, dê,..), các loại bơ và kem béo.
Một số gia vị tạo độ ngot được lấy từ thịt động vật như sá sùng, tôm khô, khô mực...
Ngoài ra, mật ong cũng được xem là một trong những loại gia vị quan trọng.
Gia vị lên men vi sinh
Một số loại gia vị lên men vi sinh tiêu biểu như: Mẻ, giấm thanh, rượu nếp, rượu vang, bỗng rượu, chao, nước tương,...
Gia vị có nguồn gốc vô cơ
Có thể kể đến một vài ví dụ như: Acid citric (tạo vị chua, thay thế cho chanh), muối ăn, đường, mì chính, bột canh,...
Cách sử dụng gia vị phổ biến
Cách sử dụng muối
Tùy món ăn mà cho muối trước hay sau khi nấu.
Khi nấu các món thịt, muốn để cho thịt có vị ngọt tự nhiên, bạn nên cho muối vào trước.
Ngược lại khi nấu các món canh, món hầm, ta cần nước dùng mang hương vị ngọt từ xương và thịt thì nên đun sôi món ăn rồi mới cho muối sau.
Nếu xào nấu, hãy cho muối ngay lúc mỡ vừa tan, khoảng 30 giây đến 1 phút sau mới cho rau và các thức khác vào. Cách làm này sẽ giúp chúng ta loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin trong muối.
Đối với các món rau củ luộc, bạn nên cho muối vào cùng nước luộc ngay từ đầu để các món rau, củ luộc có được màu xanh nuột nà hấp dẫn.
Cách dùng nước mắm
Nước mắm có hương vị đặc biệt. Ngoài kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm và DHA. Vì vậy, đối với nước mắm, không nên đun nấu lâu.
Với món canh, cho nước mắm vào nồi rồi bắc ra ngay, để sôi lâu sẽ mất ngon. Riêng canh cua, cho nước mắm ngay sau khi nhấc nồi ra khỏi bếp để bảo toàn chất đạm, vitamin A, D và B12 có trong loại gia vị này.
Đối với món thịt kho, nhiều người hay có thói quen dùng nước mắm ướp khi thịt còn sống mà không biết rằng nó sẽ làm cho thịt bị cứng, mất đi vị thơm của miếng thịt. Chỉ nên ướp muối, mì chính... vào thịt rồi kho thịt đến khi gần chín, sau đó mới cho nước mắm vào và đun thêm một lát nữa, lúc này nước mắm sẽ làm tăng vị đậm đà cho món thịt kho.
Các món tôm, tép kho cần chú ý tránh dùng nước mắm vì nó sẽ làm mất vị thơm đặc trưng của những loại thực phẩm này.
Cách sử dụng hạt tiêu
Trong hạt tiêu có một lượng tinh dầu rất nhỏ lưu giữ hương thơm. Do đó, cách tốt nhất khi sử dụng tiêu là ăn đến đâu mới xay đến đó. Ngoài ra, nếu cho hạt tiêu vào thức ăn trước khi nấu, hạt tiêu rất dễ bị biến thành chất gây ung thư. Do đó, cần đợi đến khi thức ăn đã chín mới cho tiêu vào hoặc chỉ rắc vào món ăn khi đã dọn ra đĩa hay tô.
Cách sử dụng bơ
Bơ thường có nhiệt độ cháy rất thấp nên khi chiên xào với bơ, không nên để ở nhiệt độ cao, bơ dễ cháy khét làm thực phẩm mất ngon và có thể gây ngộ độc.
Đối với các món chiên như ếch, cánh gà, mực…, trước hết, bạn chiên món ăn bằng dầu. Khi đã chín, ta cho ra đĩa và phết bơ lên, hơi nóng sẽ làm cho bơ chảy ra, mang lại mùi hương đặc trưng cho món ăn
Với món xào, làm nóng chảo trước rồi mới cho bơ vào và chỉ cho thực phẩm vào khi bơ bắt đầu sủi bọt, nếu không thực phẩm sẽ “hút” bơ và trở nên “sũng nước” chứ không giòn.
Bạn cũng có thể tăng thêm hương vị đặc trưng của bơ trong món ăn bằng cách cho thêm một ít rượu vang vào nấu cùng, món ăn sẽ rất dậy mùi.
Cách sử dụng đường
Đường là gia vị rất phổ biến đối với các món ăn của người miền Nam. Tuy nhiên, cần nhớ rằng món ăn có đường rất dễ bị cháy khét, chính vì vậy bạn nên đun lửa nhỏ và canh không để món ăn bị khô cạn:
Đối với các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và thắng đường với nước sôi trước khi kho.
Đối với các món canh cần nêm đường, tốt nhất bạn nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn sắp chín là được.