5 tác dụng phụ của rau chân vịt

(Tieudung.vn) - Khi ăn quá nhiều rau chân vịt bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, thiếu chất, cơ thể khó hấp thu canxi, sỏi thận. Đây là những tác dụng phụ khi bạn ăn quá nhiều loại rau này.

5 tác dụng phụ của rau chân vịt

5 tác dụng phụ của rau chân vịt
Khi ăn quá nhiều rau chân vịt bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, thiếu chất, cơ thể khó hấp thu canxi, sỏi thận. Đây là những tác dụng phụ khi bạn ăn quá nhiều loại rau này.

Gây khó tiêu đầy hơi

Rau chân vịt chứa hàm lượng chất xơ khá cao, 100g rau chân vịt cung cấp 6% nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong một ngày. Lượng chất xơ này rất tốt giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Chất xơ còn giúp lọc bớt một phần cholesterol trong thức ăn động vật giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. 

Ngược lại, nếu các bạn ăn quá nhiều rau chân vịt nói riêng và ăn quá nhiều các loại giàu chất xơ nói chung thì sẽ khiến lượng chất xơ vượt mức cần thiết vô tình tạo thành một lớp màng ngăn cản dạ dày tiêu hóa thức ăn. Chính điều này khiến các bạn sẽ có cảm giác khó tiêu, đầy hơi.

5 tác dụng phụ của rau chân vịt

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Cản trở sự hấp thụ khoáng chất

Có một số nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat có thể ức chế sự hấp thụ khoáng chất.

Các oxalat trong rau chân vịt cũng có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất như canxi. Rau chân vịt chứa cả oxalat và canxi, do đó tiêu thụ một lượng lớn có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của xương.

Các oxalat trong rau chân vịt cũng có thể phản ứng với sắt và ức chế sự hấp thụ sắt bằng cách hình thành các tinh thể.

Rau chân vịt cũng được cho là làm tổn hại đến chức năng tuyến giáp vì nó chứa một số hợp chất được gọi là goitrogens. Tuy nhiên, nghiên cứu còn lẫn lộn về vấn đề này. Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa rau chân vịt vào chế độ ăn uống.

Nguy cơ mắc sỏi thận

Rau chân vịt là một trong những loại rau xanh có chứa lượng axit oxalic cao nhất. Do đó, ăn quá nhiều rau chân vịt có thể dẫn đến việc hình thành canxi-oxalat, gây ra sỏi thận. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ làm cơ thể bài tiết quá nhiều oxalat qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng hyperoxal niệu.

Có thể làm trầm trọng thêm bệnh 

Rau chân vịt có chứa purin, hợp chất hóa học được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, thiếu mối liên hệ đáng kể giữa việc ăn các loại rau giàu purin và bệnh gout. Do đó, cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Do đó, nếu bạn đang đối phó với bệnh gout, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng rau chân vịt có thể dùng vì màu xanh của lá cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc bạn đang sử dụng.

Tương tác với thuốc

Rau chân vịt rất giàu vitamin K, có thể tương tác với một số loại thuốc dẫn đến việc hình thành cục máu đông.

Mặt khác, lượng vitamin K có trong rau chân vịt khi với thuốc tiểu đường có thể làm giảm huyết áp quá mức, gây hại cho sức khỏe.