7 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, bạn nhất định phải biết
Sữa bò, trứng, cá, hải sản, hạt cây, lạc, đậu nành và lúa mì là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nhất định phải biết.
Những điều bạn cần biết về chế độ ăn thô
Chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách khi thời tiết giao mùa
9 thực phẩm tốt nhất dành cho người bệnh xơ vữa động mạch
Sữa bò
Đây là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em. Các trường hợp bị dị ứng với sữa bò thường được thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Người bị dị ứng sữa bò thường gặp các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, nôn mửa và trong một số trường hợp hiếm gặp là sốc phản vệ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đậu nành
Dị ứng đậu nành thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi. Tình trạng dị ứng được kích hoạt bởi một loại protein trong đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành.
Các triệu chứng có thể bao gồm: ngứa, ngứa miệng, chảy nước mũi, phát ban, hen suyễn hoặc khó thở. Trong một số trường hợp hiếm gặp, dị ứng đậu nành cũng có thể gây ra sốc phản vệ.
Lúa mì
0,4% trẻ nhỏ dị ứng với lúa mì. Khoảng 80% sẽ tự khỏi khi lên 6 tuổi. Dị ứng lúa mì là phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch với một số protein trong lúa mì.
Các biểu hiện thường bao gồm phản ứng cục bộ nhẹ của da, họng và ruột; sốc phản vệ rất hiếm gặp. Khó phân biệt các triệu chứng lâm sàng do nguyên nhân dị ứng với các trường hợp không dung nạp gluten hay hội chứng kém hấp thu gluten (bệnh Celiac).
Không dung nạp gluten gây các triệu chứng đường ruột nặng nề, tuy nhiên không gây tổn thương ruột như trong bệnh Celiac. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen…
Hạt cây
Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng lớn nhất, nghĩa là chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây phản ứng dữ dội. Khoảng 0,5% dân số dị ứng với các hạt này, bệnh hiếm khi tự khỏi.
Trẻ dị ứng với một loại hạt cây thường cũng sẽ dị ứng với các loại hạt cây khác và có thể dị ứng chéo với lạc. Dị ứng hạt điều được cho là nặng hơn dị ứng lạc.
Triệu chứng lâm sàng bao bồm các dấu hiệu phản ứng nhẹ như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp rất nặng có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
Lạc (đậu phộng)
Dị ứng với đậu phộng là loại dị ứng rất phổ biến. Đối với một số người bị dị ứng đậu phộng, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Trứng
Trứng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng sau khi ăn trứng bao gồm: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phát ban, có vấn đề về đường hô hấp. Hiếm gặp sốc phản vệ.
Hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng. Do đó, dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn.
Dị ứng động vật có vỏ
Dị ứng động vật có vỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các protein có trong những động vật này. Có hai loại động vật có vỏ là động vật giáp xác (tôm, cua…); động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc…)
Có một số người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ, trong khi những người khác bị dị ứng với cả hai. Hầu hết những người bị dị ứng động vật có vỏ dường như bị dị ứng với động vật giáp xác và phản ứng với những thực phẩm này có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó phân biệt với phản ứng bất lợi với chất gây ô nhiễm của hải sản, ví dụ như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Điều này là do các triệu chứng có thể giống nhau, vì cả hai đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như: nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.
Cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi dị ứng thức ăn
Phòng giảm dị ứng thức ăn
Như đã nói, tỷ lệ em bé bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn nên ba mẹ cần cẩn thận và kỹ lưỡng trong khâu chọn và chế biến thức ăn. Đồng thời, dụng cụ ăn uống của các bé cũng được vệ sinh tỉ mỉ, phòng tránh chất dị ứng dính vào chén, dĩa, muỗng, đũa,… và gây dị ứng cho bé.
Đối với người lớn trong nhà, nên tìm hiểu từng loại thực phẩm, nếu nghi ngờ thực phẩm đó có thể gây dị ứng thì hạn chế sử dụng. Còn những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng thì tốt nhất không dùng.
Với thực phẩm đóng hộp, nên xem thành phần bao gồm những gì, đảm bảo không chứa những chất có thể gây dị ứng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm hết hạn, bởi chúng không chỉ gây dị ứng mà còn có nguy cơ gây ngộ độc.
Khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như đã nói (ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài,…) sau khi ăn, đặc biệt là ăn thức ăn lạ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị.
Cách xử trí khi bị dị ứng thức ăn
Làm gì khi bị dị ứng hẳn là thắc mắc của nhiều người khi nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng lạ sau khi ăn uống.
Theo đó, nếu nghi ngờ bị dị ứng với thức ăn thì cần ngưng sử dụng thức ăn đó ngay lập tức, sau đó có thể hòa vitamin C với nước theo liều lượng hướng dẫn rồi uống. Việc này nhằm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu xuất hiện một hoặc một số triệu chứng của dị ứng, cần đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để được bác sĩ thăm khám.
Trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám.