Bí quyết chọn mua thực phẩm tươi sạch, an toàn
Sau đây là một vài mẹo phân biệt các loại thực phẩm tươi sạch mà bạn nên biết.
Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời của cây bồ công anh
Lưu ý khi sử dụng nhiên trần để không hại sức khoẻ
Những ai không được dùng Molnupiravir trong chữa trị Covid-19?
Cách chọn thịt tươi sống
- Thịt heo
Thịt heo sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước.
Thịt có thuốc an thần thường có màu hồng đỏ bất thường, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy mịn, nước rỉ ra ngoài.
Thịt heo chứa hormone tăng trưởng có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt heo, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.
Trường hợp thịt heo ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi.
Thịt heo bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm nhỏ hình hạt gạo, màu trắng đục.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
- Thịt bò
Thịt bò tươi ngon có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
Đối với thịt bò bơm nước: khi ấn tay vào, nếu thấy nước tươm ra thì đó chính là dấu hiệu thịt đã bị bơm nước.
Với thịt bò cũ, không còn tươi thì cắt vào miếng thịt sẽ không thấy máu tứa ra, khi ấn tay vào miếng thịt vết lõm không mất đi.
- Thịt gà
Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ.
Để tránh mua phải gà nhuộm phẩm màu, nhuộm bột sắt không nên mua gà nhìn da có màu vàng ruộm, bắt mắt, căng phồng.
Cá
Cá tươi không bao giờ có mùi tanh nồng. Đặc biệt, cá mới đánh bắt có mang màu đỏ hoặc hồng. Cá đông lạnh cũng có mùi tương tự như cá tươi, tuy nhiên trong khi thời hạn sử dụng của cá tươi là 2 ngày thì cá đông lạnh có thể bảo quản trong tủ đông đến 3 tháng.
Tôm
Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).
Tôm tép còn tươi, vỏ chiếu sáng, cứng dai và trơn láng, màu xanh chứ không ngả sang đỏ.
Tôm ươn màu sắc hết bóng bẩy, vỏ rít, có mùi hôi đặc biệt.
Chọn gạo
Gạo tốt là gạo có các hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ, ít đục, rắn chắc, màu trắng tinh, không sâu mọt, không mốc, mùi vị thơm ngon, không có mùi vị lạ. Xác định bằng cách dàn mỏng gạo trên tờ giấy đen và nhìn màu sắc, hình dáng xem có sâu mọt hoặc mốc không. Nếu gạo có nhiều hạt gẫy là do lúa gặt non, hoặc do phơi quá nắng, hoặc thóc để lâu không đem xay xát.
Chọn rau quả
Rau, quả tươi chứa nhiều nước, có men và các chất dinh dưỡng nên là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, rau, quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Đồng thời rau, quả tươi hiện nay có nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật cao. Lựa chọn rau, quả tươi cần chú ý:
- Hình dáng bên ngoài: còn nguyên vẹn, lành lặn, không giập nát, trầy xước, không thâm nhũn ở cuống. Cảnh giác với loại quả quá mập, phổng phao.
- Màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa héo. Rau quả không được dính chất lạ, chất bảo vệ thực vật, nhất là ở lá, cuống lá, núm quả, cuống quả … có các vết lấm tấm hoặc vết trắng. Một số loại quả được ngâm chất bảo quản độc hại, nhìn ra ngoài vẫn có màu tươi, đẹp, nhưng núm cuống còn dính hóa chất bảo vệ thực vật, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt của quả.
- Sờ nắn: Có cảm giác nặng tay, giòn chắc. Chú ý một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật có cảm giác “nhẹ bẫng”.
- Mùi: không có mùi lạ.
Thực phẩm qua chế biến
Với giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh… để đảm bảo ngon và an toàn nên chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín. Sản phẩm phải đầy đủ nhãn mác, ghi rõ thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Sản phẩm cùng loại nhưng có thời hạn bảo quản ngắn hơn thường tươi ngon và ít chất bảo quản hơn.