Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Trường hợp buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Sóc Trăng: Phát hiện hơn 11.000 bao thuốc lá lậu giấu trong thùng khẩu trang y tế
Bắt giữ phương tiện vận chuyển hơn 15.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu ở Long An
Tạm giữ 76.000 sản phẩm hàng hóa Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm – Xe “luồng xanh” chở thuốc lá lậu
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Trường hợp buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài hành vi buôn bán mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao, nhận hàng cấm.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Đồng thời thèm theo hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) bao gồm:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy việc kinh doanh thuốc lá điếu ngoại nhập lậu bị phạt rất nặng, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang khuyến cáo người dân không kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ các sản phẩm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.
Ghi chú: Quy định của pháp luật có thể thay đổi tại thời điểm bạn đọc bài viết này.