Cách cải thiện không khí trong nhà mùa nắng nóng
Giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trong nhà, cải thiện thông gió, giảm độ ẩm, trồng cây làm sạch không khí... giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà.
Xử lý vết mốc trên quần áo?
Cẩn thận khi ăn nhiều quả chà là
Tại sao trồng cây trong nhà có thể đuổi được muỗi?
Cách cải thiện bầu không khi trong nhà nhanh mà hiệu quả:
Giảm thiểu chất ô nhiễm
Hút thuốc khiến cho bầu không khí trong nhà trở nên ô nhiễm. Nguồn ảnh: Internet
Một cách quan trọng để giữ cho không khí trong nhà của bạn sạch sẽ là tìm hiểu về các nguồn ô nhiễm phổ biến và tránh thêm các chất ô nhiễm. Một số chất ô nhiễm phổ biến bao gồm:
Radon: Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, có thể thấm qua các vết nứt trên trái đất và tích tụ trong nhà và gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm cả ung thư phổi.
Khói thuốc: Bất kỳ ai tiếp xúc với khói thuốc đề có nguy cơ cao gây ảnh hưởng về sức khỏe bao gồm cả ung thư. Khói thuốc được tìm thấy trên bề mặt quần áo hoặc đồ đạc hấp thụ khói cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn chặn khói thuốc thụ động và khói thuốc trong không gian sống của bạn là tránh hút thuốc trong nhà. Nếu có thể, bạn cũng nên giảm thiểu thói quen này vì khói thuốc trên quần áo vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Formaldehyde: Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phổ biến, một trong nhiều loại khí độc hại đôi khi phát ra từ các vật dụng gia đình thông thường. Formaldehyde thường được tìm thấy trong các loại keo dán gỗ và đồ nội thất. Tiếp xúc quá nhiều với chất này có thể gây ra các vấn đề hô hấp bao gồm cả viêm phế quản. Bạn có thể giảm ảnh hưởng của formaldehyde đến chất lượng không khí bằng cách. Chọn đồ nội thất đã qua sử dụng thay vì đồ mới vì Formaldehyde có thể giảm đi theo thời gian. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối thay vì gỗ composite.
Các sản phẩm tẩy rửa: Một số sản phẩm tẩy rửa có chứa các hóa chất độc hại có thể tồn tại trong không khí bao gồm: Chất tẩy rửa kính, chất làm mát không khí, chất tẩy trắng… Lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa an toàn có thể giúp giảm nồng độ chất gây ô nhiễm dư thừa trong nhà.
Kiểm soát các chất gây dị ứng
Các chất gây dị ứng và kích thích thường có trong nhà gồm bụi bặm, lông thú cưng, nấm mốc, mạt bụi... Loại bỏ những chất gây dị ứng này sẽ cải thiện chất lượng không khí tổng thể trong không gian sống, giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng về đường hô hấp như: sổ mũi, chảy nước mắt, viêm họng, hắt hơi, viêm da, ngứa...
Để kiểm soát chất gây dị ứng, các chuyên gia khuyến nghị nên tắm cho thú cưng thường xuyên; giặt ga trải giường, vỏ chăn, gối bằng nước nóng hai lần mỗi tháng để loại bỏ mạt bụi; hút bụi thường xuyên để hạn chế tích tụ lông thú cưng, bụi và mạt bụi trong nhà; cọ rửa nấm mốc khỏi các bề mặt không thấm nước như gạch, kim loại bằng chất tẩy trắng hoặc dung dịch xà phòng; thay thế thảm, gỗ hoặc vách thạch cao - những nơi nấm mốc đang làm tổ.
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí giúp không khí trong nhà sạch hơn. Nguồn ảnh: Internet
Máy lọc không khí giúp không khí trong nhà sạch hơn. Máy lọc không khí có bộ lọc hấp thụ hạt hiệu quả cao (HEPA) có thể loại bỏ 99% các hạt có hại khỏi không khí, bao gồm các hạt virus cúm.
Tuy nhiên, máy lọc không khí không thể loại bỏ tất cả ô nhiễm, vì vậy bạn có thể cân nhắc một bộ lọc không khí chuyên dụng để giảm khí VOC, khói, nấm mốc, carbon dioxide dư thừa, hoặc chất gây dị ứng như lông thú.
Cải thiện thông gió
Giữ cho không khí lưu thông trong nhà là một cách đơn giản, tiết kiệm để cải thiện chất lượng không khí.
Bạn có thể mở cửa sổ và cửa ra vào để không khí sạch bên ngoài tràn vào trong nhà. Không khí cũng có thể đi qua các lỗ thông hơi hoặc các khoảng trống nhỏ quanh nhà.
Do đó, để kiểm soát không khí đi vào nhà qua lỗ thông hơi, bạn nên thường xuyên làm sạch hoặc thay thế bộ lọc trong hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát (điều hòa, máy sưởi); đảm bảo ống dẫn khí trong nhà sạch sẽ và không bị tắc nghẽn vì bụi có thể tích tụ theo thời gian; kiểm tra các bộ lọc trong các thiết bị mang không khí vào nhà và thay chúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Giảm độ ẩm
Không gian trong nhà ẩm thấp có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe, bao gồm sự phát triển của nấm mốc. Sự ẩm ướt và độ ẩm cao cũng có thể khiến chất VOC ngấm vào không khí. Các yếu tố như khí hậu ẩm ướt, đường ống nước bị rò rỉ, quanh nhà có nước đọng, thông gió thấp ở những khu vực có nhiều hơi nước (phòng tắm, nhà bếp).
Tình trạng ẩm thấp có thể dẫn đến nhiều triệu chứng về đường hô hấp: Ho, thở khò khè, lên cơn hen suyễn...
Bạn có thể giảm độ ẩm trong nhà bằng cách sử dụng máy hút ẩm; bật hút gió, hút mùi hoặc mở cửa sổ khi đang tắm hoặc nấu ăn; làm sạch và khắc phục các khu vực bị đọng nước hoặc hơi ẩm trong nhà.
Trồng cây trong nhà giúp làm sạch không khí
Một giải pháp cải thiện chất lượng không khí tuyệt vời dành cho mọi nhà. Bạn có thể trồng ở ban công, đặt ở phòng khách hoặc tô điểm cho bàn làm việc bằng một chậu bé xinh.
Một vài loại cây lọc không khí trong nhà được gợi ý: Dây thường xuân, Hoa cúc (Daisy), Hoa chi cúc, Cây cọ kiểng,...
Chúng không chỉ có tác dụng độc tố tồn tại trong không khí, giải phóng oxy vào ban đêm cho bạn giấc ngủ ngon, ...mà còn là một cách mang thêm sinh khí vào nhà.
Sử dụng tinh dầu làm sạch không khí trong nhà
Rất nhiều loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà,...có đặc tính kháng khuẩn nhưng bạn có biết những loại dầu này cũng có thể làm giảm vi khuẩn trong không khí? Bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu để xông nhà, sẽ phát huy nhiều tác dụng hữu ích.
Bên cạnh đó, có thêm nhiều lựa chọn ưu việt không kém, điển hình như tinh dầu như bạch đàn, đinh hương và hoa oải hương đã được chứng minh là có thể giúp giảm số lượng mạt bụi trong nhà của bạn.
Mùi hương tinh dầu dễ chịu, lan toả giúp giảm stress, không gian sống trở nên thư thái, dễ ngủ.