Cách chọn quả thanh trà ngon mà chị em cần biết
Thanh trà là loại quả thơm ngon với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biêt quả nào chua quả nào ngọt đúng như những gì mình mong đợi.
Sử dụng miếng bọt biển rửa bát bao lâu chúng ta cần thay?
6 sai lầm khi vệ sinh tủ bếp khiến chúng nhanh chóng xuống cấp
Thói quen xấu khiến nhà bạn luôn bừa bộn
Thanh trà là quả gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cây thanh trà được trồng nhiều ở miền Tây bởi vì thanh trà sống ở khí hậu nắng nóng.
Đây là loại quả mọc dại và ưa nắng, được người dân trồng đầu tiên ở vùng Bảy Núi. Sau này, người dân Cần Thơ mới bắt đầu mang thanh trà về trồng rộng rãi cho đến ngày nay. Chúng còn được trồng nhiều ở Vĩnh Long, An Giang.
Nếu nhìn thoáng qua sẽ dễ nhầm thanh trà với dâu da hay chanh dây, nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy thanh trà mọc thành chùm chụm lại với nhau, không tách rời. Chúng có màu cam vàng đẹp mắt nhìn vào là thấy thích.
Có 2 loại thanh trà: loại chua và loại ngọt rõ ràng. Chúng ta có thể phân biệt bằng cách nhìn hình dáng của quả:
Thanh trà ngọt: sẽ có hình dáng dài, trái thon, có lớp phấn trắng mỏng phủ xung quanh vỏ.
Thanh trà chua: sẽ có hình dáng tròn, lớp vỏ mỏng hơn và màu vỏ cũng vàng hơn loại ngọt.
Công dụng của quả thanh trà
Quả thanh trà/sơn trà khi chín có vẻ ngoài căng mọng với lớp vỏ mỏng, cùi màu vàng và hương thơm ngào ngạt. Nhưng quả thanh trà có hạt rất to nên phần thịt ăn được không nhiều, ăn xong sẽ có cảm giác hơi tê tê đầu lưỡi (giống như khi ăn lõi dứa). Quả thanh trà chua hay ngọt đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, các loại khoáng chất, đường…
Kháng khuẩn và chống viêm: Quả, vỏ và thân non của cây thanh trà có thể ức chế pyococcus, khuẩn E.coli,… Dịch chiết từ lá cây thanh trà cũng có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và bệnh đường tiêu hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa: Quả thanh trà có chứa axit triacetic và các hợp chất Polyphenol (chất chống oxy hóa) có tác dụng dược lý hỗ trợ phòng chống ung thư; nước ép quả thanh trà cũng có thể làm tăng nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng chữa táo bón, kích thích tiêu hóa tốt.
Long đờm, giảm ho: Hợp chất Mangiferin chứa trong quả thanh trà có tác dụng giúp giảm đờm, giảm ho, có tác dụng bổ trợ trị ho, trị hen suyễn.
Giảm cholesterol, giảm béo: Lượng vitamin C trong quả thanh trà cao hơn các loại trái cây thông thường, dù có đun nóng và chế biến thì hàm lượng của nó cũng không biến mất. Quả thanh trà sẽ giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ giảm cholesterol và triglycerid, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh tim mạch.
Cách chọn quả thanh trà ngon
Quan sát hình dáng của quả
Tương tự như với cách chọn xoài, chọn ổi, để biết thanh trà có ngọt hay không cứ quan sát hình dáng. Thường những quả có dáng thon, hơi dài sẽ ngọt, quả tròn thường sẽ chua.
Màu sắc của thanh trà
Bản thân thanh trà khi chín sẽ có màu vàng, nhưng giữa quả ngọt và quả chua sẽ có sự khác biệt về sắc độ. Cụ thể, những quả thanh trà ngọt thường có màu vàng nhạt, lá hơi nghiêng về xanh lá chuối.
Trong khi đó, thanh trà chua vỏ màu vàng sẫm, hơi thiên sang màu da cam. Lá của quả này cũng đậm hơn so với bình thường.
Vỏ quả thanh trà
Dấu hiệu nhận biết cuối cùng chính là vỏ quả. Thường quả thanh trà ngọt phần vỏ sẽ khá dày. Dùng tay chạm vào vỏ sẽ có cảm giác hơi cứng, trên bề mặt xuất hiện lớp phấn trắng.
Ngược lại, quả thanh trà chua vỏ sẽ trong, bề mặt nhẵn nhụi.
Như vậy, cứ quan sát 3 điểm này là bạn sẽ chọn được những quả thanh trà ngọt thơm như mong muốn. Thanh trà mua về bạn có thể ăn ngay hoặc đem chế biến thành các món khác nhau.
Các món ngon làm từ thanh trà
Thanh trà dầm đá
Món này cực dễ làm chỉ với nguyên liệu là đường trắng:
Dầm thanh trà cùng đường đến khi nát hết và bỏ thêm nước lọc vào.
Sau cùng, cho đá viên là đã có một ly thanh trà mát lạnh giải nhiệt.
Canh sườn chua nấu thanh trà
Làm sạch thịt sườn bằng cách luộc sơ qua với nước sôi rồi đổ bỏ phần nước đi.
Tiếp đến, cho sườn vào xào đến khi thịt gần chín thì cho thanh trà vào xào chung.
Đổ nước vào nồi, đun thêm khoảng 10 phút cho thịt chín mềm.
Cuối cùng, rắc thêm một ít hành lá vào sẽ rất thơm.
Mứt thanh trà
Nguồn ảnh: H. Phú (tuoitre.vn)
Để làm mứt thì sẽ cần dùng những quả thanh trà vừa chín tới:
Rửa sạch thanh trà bằng nước muối loãng rồi gọt lớp vỏ ngoài đi.
Tiếp đến, cắt thanh trà thành từng miếng kích thước vừa, để vào tô và cho đường vào chung. Để khoảng 2 tiếng cho đường ngấm đều.
Sau 2 tiếng, cho thanh trà vào chảo và sên đến khi thấy hỗn hợp đặc lại là xong.
Nước sốt thanh trà chấm với các món nướng
Bạn cần chuẩn bị muối, đường, nước lọc, bột bắp và nghiền nát tầm 5 – 6 trái thanh trà chín.
Sau khi đã nghiền nát thanh trà thì cho đường, muối, nước và bột bắp đã vào chung.
Đổ hỗn hợp vào nồi, cho lên bếp đảo đều đến khi hỗn hợp sệt lại.