Cách nào phòng, chống lừa đảo trực tuyến?
Có thể kể đến một số chiêu thức lừa đảo mà các đối tượng đang thực hiện hiện nay.
Nguyên trưởng Công an thành phố Phú Quốc Lê Văn Mót bị bắt
Công an Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới
Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo phổ biến
Đó là giả mạo cơ quan công quyền, nhân viên ngân hàng, gửi đường link lạ, yêu cầu cung cấp thông tin… đã và đang trở thành các phương thức lừa đảo khiến không ít người “sập bẫy”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay...
Gần đây nhất, phải kể đến sự trở lại của hình thức lừa đảo qua Ransomware - một loại virus máy tính/phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc.
Một số cách phổ biến mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng để tấn công là giả mạo email tổ chức/cá nhân để gửi các liên kết có chứa Ransomware. Khi khách hàng vô tình nhấn vào đường link hoặc mở các file có chứa Ransomeware, toàn bộ dữ liệu trên thiết bị sẽ bị mã hóa một cách tự động và yêu cầu tiền chuộc để giải mã. Thậm chí, virus có thể lây lan các thiết bị khác trong cùng hệ thống mạng.
Theo Cục An ninh Mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng lên tới khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Riêng trong trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm năm trước.
Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng, làm thế nào để bảo vệ bản thân và tài sản trước các nguy cơ bị lừa đảo là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đầu tiên, bản thân người dân phải tỉnh táo, cảnh giác trước những chiêu thao túng tâm lý, lừa đảo. Không click vào những đường link lạ, những những liên kết có chứa Ransomware có thể xuất hiện trên các kênh chat hoặc bài đăng mạng xã hội. Do đó, khách hàng tuyệt đối không truy cập các liên kết lạ hoặc tải các file không rõ nguồn gốc để tránh bị Ransomware tấn công.
Hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử; Không cung cấp thông tin cá nhân như tên, mật khẩu đăng nhập ứng dụng, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web.
Khi nghi ngờ thông tin cá nhân bị lộ, hãy chủ động thay đổi mật khẩu, đặt các mật khẩu khó đoán. Không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động. Đăng ký nhận thông báo khi có thay đổi số dư giao dịch để kịp phát hiện nếu có vấn đề phát sinh và thường xuyên theo dõi, cập nhật các cảnh báo về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến từ ngân hàng trên các kênh truyền thông chính thống.
Một giải pháp cực kỳ quan trọng là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường bảo mật, liên tục cảnh báo người dùng.
Liên quan đến việc ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng, thời gian qua, Bộ Công an, các cơ quan, các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán luôn đưa ra những khuyến cáo, cập nhật những thủ đoạn, chiêu thức mới để người dân cảnh giác.
Các tổ chức này đã và đang liên tục cập nhật và cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo tới khách hàng thông qua nhiều kênh: Website, fanpage, gửi email, gửi thông báo trên hệ thống Ngân hàng điện tử… Đồng thời, các cán bộ nhân viên cũng thường xuyên tích cực, chủ động cảnh báo trực tiếp tới các khách hàng tại mỗi địa bàn.
Các ngân hàng đặc biệt nhấn mạnh khách hàng không được cung cấp thông tin bảo mật Ngân hàng điện tử như mật khẩu đăng nhập, mã xác thực (OTP), thông tin về tài khoản, thẻ, cho bất kỳ ai, kể cả cán bộ ngân hàng.
Bên cạnh việc đưa ra các khuyến nghị với khách hàng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng liên tục thực hiện các giải pháp gia tăng bảo mật hệ thống, phương thức đánh giá, nhận định, rà soát nội bộ, hệ thống nhằm phát hiện, ngăn chặn tuyệt đối việc thông tin khách hàng bị sao chép, truyền ra ngoài.
Khi có bất kỳ nghi vấn về hành vi lừa đảo, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo đến các đơn vị liên quan để được hỗ trợ, đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng.