Cần sớm có quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide

(Tieudung.vn) - Để thực phẩm xuất khẩu Việt Nam không lâm vào cảnh tái diễn bị EU cảnh báo hay trả lại, gây thiệt hại cho DN, các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu, đề xuất đưa ngưỡng giới hạn EO cho phép vào q

Cần sớm có quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide

Cần sớm có quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide
Để thực phẩm xuất khẩu Việt Nam không lâm vào cảnh tái diễn bị EU cảnh báo hay trả lại, gây thiệt hại cho DN, các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu, đề xuất đưa ngưỡng giới hạn EO cho phép vào quy định pháp luật trong lĩnh vực ATTP của Việt Nam.

về chất EO, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Huỳnh Tấn Đạt khẳng định, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam hiện chưa có hoạt chất EO được đăng ký sử dụng.

Đáng nói, không thấy tài liệu nào nói về việc sử dụng EO trong nông nghiệp trên thế giới. Hay nói đúng hơn, EO không được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Nó có thể được sử dụng trong lĩnh vực khác tại các nước khác như vệ sinh sát khuẩn bề mặt trong bệnh viện, khử khuẩn các dụng cụ thiết bị.

Cần sớm có quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide

Sản phẩm mì ăn liền bày bán trong siêu thị Winmart. Ảnh: Công Hùng

Theo đại diện Vụ Khoa học và (Bộ Công Thương), hiện nay, quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau.

Quy định này có thể phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia, khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen

Với các quy định khác nhau, nên cơ quan quản lý của Bộ Công Thương cho rằng mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác.

"Đây là một yếu tố các DN cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất trước khi xuất khẩu" - đại điện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) khuyến nghị.

Trên thực tế, mặc dù một số quốc gia hay tổ chức quốc tế về ATTP cũng chưa ban hành quy định về giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm, trong khi một số ít quốc gia và khu vực đã đưa ra quy định nhưng với sự chênh lệch rất lớn, song nhiều cảnh báo liên quan đến chất này đã được đưa ra.

Theo dữ liệu trên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU (RASFF), các nước đưa ra nhiều cảnh báo nhất, gồm: Hà Lan, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và Italy.

Đưa ra giải pháp về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT nghiên cứu và xây dựng quy định ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

"Thực tiễn quá trình xây dựng và ban hành quy định về ngưỡng, mức giới hạn cho phép có trong thực phẩm đòi hỏi một quá trình nghiên cứu tổng thể, bài bản, lâu dài và có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải Bộ Công Thương phân tích.