Cảnh báo đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt

(Tieudung.vn) - Loại đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có chứa hóa chất sẽ gây ngứa hoặc bỏng da, nếu bắn vào mắt có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt.

Cảnh báo đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt

Cảnh báo đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt
Loại đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có chứa hóa chất sẽ gây ngứa hoặc bỏng da, nếu bắn vào mắt có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt.

Hiện nay, trên xuất hiện loại đồ chơi dạng "pháo nổ Pokemon" có hình Pokemon bắt mắt, giá thành rẻ, lôi cuốn học sinh, nhất là học sinh bậc tiểu học và THCS.

Món đồ chơi chỉ gồm 1 gói nhựa có in hình các con vật trong bộ hoạt phim hoạt hình pokemon, bên trong chứa một gói nhỏ, đựng dung dịch. Để sử dụng loại "pháo nổ Pokemon" này, người dùng sẽ bóp gói chứa hóa chất bên trong "pháo nổ Pokemon", túi ni lông bên ngoài phồng lên nhanh chóng. Chỉ chưa đầy 30 giây sau thì phát nổ. Không chỉ gây rát tay người cầm khi nổ, loại đồ chơi này còn khiến các hóa chất bên trong văng không xác định khắp nơi.

Cảnh báo đồ chơi ''pháo nổ Pokemon'' có thể gây viêm hoặc tổn thương mắt

Đồ chơi dạng "pháo nổ Pokemon". (Nguồn ảnh: Internet)

Đây là loại đồ chơi chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm tính an toàn của sản phẩm. Bên trong túi đồ chơi là các loại hó‌a chấ‌t, nếu bám vào da sẽ gây ngứa hoặc bỏng nhẹ; bắn vào mắt có thể gây viêm mắt, tổn thương mắt…

Ngoài gây kích ứng da, tổn thương đường hô hấp và giác mạc, nếu nổ mạnh, loại đồ chơi này còn kích thích tính bạo lực vì tiếng nổ mạnh giống như dội bom trong phim.

Ngày 22/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ đã có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện về việc cảnh báo đồ chơi "pháo nổ Pokemon".

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ đề nghị các phòng giáo dục quận, huyện trên địa bàn rà soát hàng hóa tại căn tin, tạp hóa trong nhà trường, yêu cầu những cơ sở này không mua, bán loại đồ chơi nêu trên trong khuôn viên trường cho đến khi có thông báo của cơ quan chức năng về tính an toàn của sản phẩm.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh không mua, không đem đồ chơi nêu trên vào trường, lớp nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tăng cường tuyên truyền trong phụ huynh về tác hại của đồ chơi nêu trên đối với học sinh. Nếu phát hiện sản phẩm trên trước cổng trường, thông báo chính quyền, công an địa phương để phối hợp xử lý.