Điểm mặt những loại rau củ mùa đông dính nhiều thuốc trừ sâu nhất

(Tieudung.vn) - Cà chua, rau cải, súp lơ… là những loại rau củ được dùng nhiều trong mùa đông mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng thường có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất.

Điểm mặt những loại rau củ mùa đông dính nhiều thuốc trừ sâu nhất

Điểm mặt những loại rau củ mùa đông dính nhiều thuốc trừ sâu nhất
Cà chua, rau cải, súp lơ… là những loại rau củ được dùng nhiều trong mùa đông mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng thường có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất.

Bắp cải, súp lơ

Nếu nhắc đến các loại rau chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất thì rau cải, súp lơ xứng đáng là quán quân ngốn thuốc nhất. Bởi rau cải rất dễ mắc sâu bệnh, nên để rau phát triển tốt thì cách 5 ngày người dân phải phun thuốc lại 1 lần, bắp cải muốn phát triển phải phun ít nhất 15 lần thuốc trừ sâu. Đáng sợ nhất là để sâu chắc chắn triệt hết sâu bệnh, người dân trồng rau còn phun 1 lượng thuốc quá quy định của nhà sản xuất.

Điểm mặt những loại rau củ mùa đông dính nhiều thuốc trừ sâu nhất

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Rau cải

Những loại rau phun đẫm thuốc sâu nhất phải kể đến họ hàng nhà cải. Theo người chuyên trồng rau để bán, cải dưa chống bọ nhảy đã có thuốc Padan, chống sương đã có Dinhep (Zineb bul 80WP). Tổng cộng trong một tháng trồng cải dưa phải đánh cỡ dăm lần, không kể thuốc sinh học. Cải ngồng một lứa mất tháng rưỡi phải mười lần phun còn trời ẩm thấp cứ ba ngày một lần.

Các loại đậu đỗ

Đậu là loại rau thân mềm, thân có vị ngọt nên được các loại sâu bệnh rất yêu thích. Vì vậy để đậu tăng trưởng thì cứ 2 ngày người trồng phải phun thuốc một lần. Thuốc cũ chưa phân giải hết đã phun thuốc mới khiến thuốc ngấm hết vào các hạt bên trong hạt. Chính vì vậy mà theo thống kê của cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ đậu là bị phun thuốc nhiều nhất trong các loại rau.

Dưa chuột

Dưa chuột cũng được coi là loại quả ngấm thuốc trừ sâu nhanh chóng và lưu lại lượng thuốc trong quả rất nhiều. Ở Việt Nam, người trồng dưa thường phun thuốc liên tục. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn.

Khoai tây

Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ 2 chất này tác hại cực lớn gây nên rối loạn tình dục và làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở con người.

Rau cần

Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.

Do vậy, hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ.

Cà chua

Tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Mẹo để chọn rau củ an toàn:

– Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

– Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp… Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, , dưa chuột, cà chua, nho, táo, mận…

– Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

– Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.

– Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

– Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.