Khử mùi hôi nồi cơm điện hiệu quả với nguyên liệu đơn giản
Chanh, giấm trắng, lá trà xanh... là những nguyên liệu khử mùi hôi nồi cơm điện hiệu quả giúp tăng tuổi thọ nồi cũng như giữ cho hương vị cơm, thức ăn luôn thơm ngon, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Truy tìm nguồn gốc thuốc giả mang nhãn Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu
Tự chế thuốc diệt gián bằng tỏi an toàn hiệu quả tại nhà
Xử lý thế nào khi bếp từ bị nứt vỡ mặt kính?
Các nguyên nhân gây mùi cho nồi cơm điện
Mùi nhựa nồi cơm điện mới mua
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đa số các món đồ gia dụng khi mới mua về thường có mùi nhựa mới và nồi cơm điện cũng không ngoại lệ. Mùi này khá nồng, hăng hắc và gây khó chịu cho người ngửi phải chúng.
Nếu bạn đem nồi cơm điện mới mua đi nấu cơm ngay mà không qua bước vệ sinh khử mùi sẽ khiến cơm bị ám mùi nhựa. Cơm sẽ rất khó ăn và không an toàn cho sức khỏe.
Mùi ôi thiu của cơm để qua đêm
Khi bạn để cơm trong nồi qua đêm rất dễ xảy ra tình trạng cơm bị ôi thiu. Khi đó, các vi khuẩn sinh sôi và bám vào lòng nồi, nắp trong của nồi gây mùi hôi khó chịu.
Mùi còn bám lại do nấu các món ăn khác
Nhiều người có thói quen dùng nồi cơm điện để nấu các món cháo, món chè, món bánh,… Khi nấu xong, nồi rất dễ bị ám mùi. Nếu bạn rửa nồi không kỹ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hương vị của các món nấu sau.
Mùi nước rửa chén khi rửa không sạch
Nước rửa chén thường có mùi hương như chanh, sả, quế,... để giảm bớt mùi chất tẩy rửa. Tuy nhiên, nếu bạn rửa không kỹ, các mùi này sẽ bám lại lòng nồi và tạo ra mùi khó chịu.
Cách khử mùi hôi khó chịu của nồi cơm điện nhanh chóng
Dùng chanh để khử mùi
Chanh là nguyên liệu dùng để khử mùi hiệu quả, tinh chất trong quả chanh và chứa axit nitric giúp át đi những mùi hôi khó chịu nhất. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồi cơm có mùi hôi, trong đó là do nồi cơm bị bẩn xung quanh, nếu bạn rửa nồi không sạch thì hơi ẩm còn trong nồi sẽ làm chất bẩn trong đó sinh sôi và gây hôi.
Bạn cần đổ 8 phần nước vào nồi, cho vào đó 5 đến 6 miếng chanh và đậy nắp lại, bật chế độ nấu, khi chuyển thành chế độ giữ ấm trong 3 giờ. Sau đó, bạn đổ nước bẩn đi và chà rửa lớp bẩn dính trên nồi, rửa thật sạch và để ráo.
Dùng giấm trắng để khử mùi
Giấm trắng cũng tương tự chanh đều có chức năng khử mùi hôi. Bạn pha loãng giấm với nước, dùng khăn nhúng nước giấm pha loãng và lau cả nồi cơm, sau đó rửa sạch với nước sạch và để ráo.
Dùng lá trà xanh để khử mùi hôi
Lá trà xanh cũng giúp khử mùi hôi của nồi cơm điện rất tốt. Bạn dùng một xửng hấp cho vào vài lá trà xanh, đổ ít nước vào trong nồi và đặt xửng vào, đậy nắp và bật nút nấu khoảng 10 phút, để nguội khoảng 30 phút. Lúc này, hơi có tinh chất của lá trà sẽ át đi mùi hôi của nồi cơm rất tốt.
Dùng baking soda để khử mùi
Trong baking soda có tính axit mạnh và có tác dụng tẩy rửa rất tốt mà an toàn cho sức khỏe. Bạn chỉ cần cho ít bột baking soda vào nồi, đổ nước vào vừa đủ và bấm nút chọn chế độ nấu, khoảng 15 phút thì đem nồi cơm ra và đổ đi, rửa sạch và để ráo là xong.
Các lưu ý để ngăn nồi cơm điện có mùi
Tránh để nước đọng trong nồi
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Phần nắp trong của nồi thường ít được chú ý vệ sinh, tuy nhiên đây lại là nơi dễ sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc do phần nước đọng lại nhiều khi nấu. Để tránh tình trạng này, bạn nên dùng khăn mềm lau khô toàn bộ nồi sau mỗi lần sử dụng.
Với lòng nồi, sau khi rửa xong, bạn nên úp ở nơi khô ráo, thoáng mát để nước chảy xuống hết.
Vệ sinh thật kỹ nồi sau mỗi lần sử dụng
Thực phẩm không chỉ bám vào lòng nồi mà còn có thể dính lên nắp nồi, thân nồi sau mỗi lần sử dụng. Nếu để lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nồi.
Vì vậy, bạn cần vệ sinh thật kỹ lòng nồi, nắp nồi cũng như lau sạch mặt ngoài của nồi cơm điện sau khi nấu để tăng tuổi thọ của nồi và tránh tình trạng nồi có mùi hôi, gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn.