Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng ngày càng được nhiều người lựa chọn vì thẩm mỹ cao nhưng bạn cần chú ý sử dụng đúng cách.
Mẹo giúp bạn khử mùi hôi trong phòng tắm
Mẹo chọn và bảo quản đồ gốm sứ
Khử mùi phòng bếp bằng nguyên liệu có sẵn
Kính áp tròng là gì?
Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Nguồn ảnh: Internet
Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính được làm từ chất liệu tổng hợp , đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt.
Khi bám sát vào giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt giác mạc với kính áp tròng, giúp kính có thể di chuyển theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Đồng thời, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính áp tròng còn giúp bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc.
Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị,... Có nhiều loại kính áp tròng với công dụng, màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Việc sử dụng kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn, nhìn bao quát không gian xung quanh và không có cảm giác nhìn mờ, nhòe do các yếu tố khách quan.
Có những loại kính áp tròng nào?
Hiện có một số loại kính áp tròng thường được sử dụng như:
Loại mềm: Còn gọi là kính tiếp xúc mềm, kính thấm nước,... vì có tác dụng ngậm nước. Kính áp tròng loại mềm có chứa 40 - 80% nước, giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái cho người đeo;
Loại cứng: Có kích thước nhỏ, phù hợp với giác mạc. Kính cứng được làm bằng nguyên liệu LRPO, có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen;
Kính dùng hằng ngày: Có hạn sử dụng trong ngày, thích hợp với người chỉ đeo kính khi cần thiết;
Kính dùng hàng tháng: Làm từ vật liệu silicone hydrogel, giúp tăng tính thấm oxy cho giác mạc;
Kính đổi màu mắt: Có tác dụng làm đổi màu tròng mắt phù hợp với nhu cầu của người dùng;
Kính bảo vệ mắt: Có khả năng chống lại các tác hại của tia UV.
Cần thận trọng khi dùng kính áp tròng
Nếu đeo kính áp tròng không đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại, có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hay nhiễm trùng... Bệnh lý thường gặp nhất khi đeo kính áp tròng: bệnh biểu mô, xảy ra do lớp tế bào ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương.
Mang kính tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây kích thích mắt do sự cọ xát trực tiếp của kính với giác mạc. Đeo kính áp tròng lâu dài có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khô giác mạc.
Do kính tiếp xúc trực tiếp với biểu mô trên giác mạc, vì thế cần được vệ sinh đúng cách hàng ngày: Không dùng nước máy hay nước lọc để lau rửa kính áp tròng. Cần sử dụng nước chuyên dụng để lau rửa kính áp tròng.
Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần: vì là loại dùng một lần nên kính không có khả năng kháng bụi bẩn. Loại kính này chỉ được thiết kế sử dụng trong ngày vì thế nên loại bỏ ngay sau khi sử dụng.
Không được sử dụng kính đã quá hạn, phải luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính. Cần định kỳ đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt thường xuyên, nhằm điều chỉnh độ kính áp tròng.
Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ: Dùng áp tròng cũng phải tuyệt đối sạch. Chúng ta thường có thói quen dùng lại dung dịch ngâm kính cũ. Tuy nhiên việc lấy kính ra khỏi dung dịch, dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn bởi tay. Vì thế nếu ngâm lại sẽ làm kính bị nhiễm trùng gây kích ứng mắt.
Không nên đeo kính áp tròng quá lâu: Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu, sẽ dẫn đến hiện tượng mờ mắt. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt.
Với những ai thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chỉ nên đeo kính trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Nên cho mắt nghỉ ngơi vì thế khi ngủ trưa hay qua đêm cũng nên tháo kính áp tròng.
Khi đang bị đau mắt hoặc có các vấn đề bất thường ở mắt như sưng, đỏ, chảy nước mắt hãy ngưng ngay việc sử dụng kính áp tròng.
Ngoài ra nên kiểm tra kỹ kính, vì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt. Nếu kính bị rách, hay trầy xước phải bỏ ngay lập tức vì dễ dẫn đến xước và tổn thương giác mạc, thậm chí có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Tuyệt đối không dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan các bệnh về mắt. Mỗi kính áp tròng sẽ có một kích cỡ và hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu nên mang không đúng, mắt sẽ cảm thấy khó chịu. Nguy hiểm hơn, giác mạc sẽ bị rách hoặc xước.