Những vật dụng trong nhà có thể gây ưng thư mà ít ai ngờ tới
Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày, đồ ăn đóng hộp, chất tẩy rửa không an toàn,... là vật dụng phổ biến nhất nhưng lại ẩn chứa các chất độc hại có thể gây ung thư.
6 mẹo cực hay giúp bảo quản rau củ quả luôn tươi trong mùa nóng
Mẹo khử vết gỉ sét trên dao cực đơn giản ai cũng làm được
8 cách khử mùi hôi khó chịu ở nhà bếp hiệu quả, đơn giản
Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày
Thớt dùng lâu ngày , tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc. Nguồn ảnh: Internet
Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.
Theo các chuyên gia, thớt gỗ hay đũa gỗ cần được thường xuyên phơi nắng để không bị nấm mốc. Tốt nhất nên thay mới sau 6 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Đồ ăn đóng hộp
BPA là hóa chất được tìm thấy ở lớp lót bên trong của mỗi lon đồ ăn đóng hộp. Những chất này khi vào cơ thể sẽ gây hại và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư.
Các loại bát đĩa giả sứ
Ai cũng cho rằng đồ sứ tráng men trong các vật dụng bát, chén, đĩa… tuyệt đối an toàn, nhưng thực tế trên thị trường hiện nay có vô vàn loại đồ sứ kém chất lượng. Theo một vài nghiên cứu, những sản phẩm giả sứ này đều chứa chì và formaldehyde có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư nếu dùng lâu ngày.
Những tác hại này sẽ càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả. Bởi vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Vậy nên phụ nữ hãy ưu tiên mua các loại chất lượng cao, dù có đắt tiền một chút nhưng đảm bảo an toàn với sức khỏe.
Chất tẩy rửa không an toàn
Để giữ cho nhà bếp sạch sẽ mà không độc hại, hãy sử dụng chất tẩy rửa có lợi cho môi trường lại không để lại mùi hóa chất khó chịu trên chén bát, sàn, bếp hoặc các thiết bị khác.
Để tìm những sản phẩm làm sạch có lợi cho môi trường bạn có thể nhìn vào nhãn ghi trên bao bì. Tránh mua các sản phẩm có chứa nonylphenol ethoxylate, triclosan, ammonia, thuốc tẩy clo, dea, tea, hydrochloric acid, sodium hydroxide, và axit sulfuric. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chế tạo chất tẩy rửa từ những thành phần tự nhiên dễ tìm trong dân gian như giấm, vỏ cam chanh,....
Nồi/chảo mất chống dính
Nồi, chảo được tráng Teflon rất tiện lợi khi sử dụng. Nhưng theo thời gian, lớp tráng này bị bào mòn bởi vết xước, để rò rỉ ra chất PFOA gây ung thư. Do vậy, bạn không nên cố sử dụng những dụng cụ nhà bếp mất chống dính, tránh gây hại sức khỏe.
Đồ ăn đóng hộp
BPA là hóa chất được tìm thấy ở lớp lót bên trong của mỗi lon đồ ăn đóng hộp. Những chất này khi vào cơ thể sẽ gây hại và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư.
Chai, hộp nhựa
Chai và hộp nhựa thường chứa bisphenol A (BPA), một loại phthalate và hóa chất giống estrogen ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây bệnh tim mạch và ung thư. Diethylhexyl adipate (DEHA) – một hóa chất dùng để làm cho chai nhựa mềm, dẻo hơn cũng gây nguy cơ ung thư cao. Rồi các túi nilon đi chợ hàng ngày, loại càng màu mè thì càng có nguy cơ độc hại cao vì chúng được làm từ nhựa tái chế cùng với nhiều chất phụ gia khác.
Đồ nhựa đựng các thực phẩm chua, kiềm hoặc dầu mỡ và các thực phẩm còn nóng là điều tối kỵ.
Rèm cửa và thảm
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đây được coi là vật gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cụ thể, Cadmium là một thành phần gây ung thư có trong khói thuốc lá. Nếu ai đó hút thuốc trong nhà, cadmium và các thành phần khác của khói thuốc có thể lưu lại trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm. Chúng vẫn có thể tồn tại mặc dù mùi khói thuốc đã hoàn toàn biến mất. Khuyến cáo: tốt nhất là không nên cho ai hút thuốc trong nhà.
Cốc xốp dùng một lần
Styrene là chất gây ung thư và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa polystyrene. Loại nhựa này được sử dụng để sản xuất các vật dụng bằng xốp như chén, đĩa, khay bằng xốp, ngoài ra còn có một số loại bao bì.
Chất gây ung thư styrene có thể thấm vào cà phê nóng hoặc súp khi chúng ta dùng ly, chén xốp. Cách để phòng tránh phơi nhiễm styrene là không dùng ly, chén, dĩa xốp để đựng thức ăn nóng và chất lỏng.