Giá heo hơi ngày 15/5/2024: Tiếp đà tăng, mức giá cao nhất là 67.000 đồng/kg
Giá heo hơi ngày 15/5/2024, tiếp đà tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất hiện tại là 67.000 đồng/kg, đang có mặt tại Bắc Giang, tăng 2.000 đồng/kg - ngang với tỉnh Thái Bình.
Giá heo hơi ngày 14/5/2024: Giá heo miền Bắc chạm mốc 67.000 đồng/kg
Giá heo hơi ngày 13/5/2024: Dự báo sẽ tăng lên 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi ngày 12/5/2024: Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam dự báo giá heo trong tháng 5
Giá heo tại khu vực miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi ở miền Bắc tiếp đà tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Lào Cai đang thu mua heo hơi với giá 65.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang cùng điều chỉnh giao dịch lên 66.000 đồng/kg. Đây cũng là giá thu mua được ghi nhận tại tỉnh Ninh Bình sau khi tăng 2.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất hiện tại là 67.000 đồng/kg, đang có mặt tại Bắc Giang, tăng 2.000 đồng/kg - ngang với tỉnh Thái Bình.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo tại miền Trung, Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg tại Ninh Thuận, Hà Tĩnh và Đắk Lắk, hiện giao dịch trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg, tùy khu vực.
Các địa phương còn lại có giá đi ngang so với ngày hôm qua.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá heo tại miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá thu mua heo hơi tăng 2.000 đồng/kg tại tỉnh Tiền Giang, hiện ở mức 64.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại vẫn được giao dịch với giá không đổi trong hôm nay.
Giá heo hơi khu vực miền Nam dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng cao do nguy cơ dịch bệnh bùng phát và thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Theo TTXVN, chiều ngày 13/5, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn Đỗ Xuân Việt cho biết, từ đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh dịch tả châu Phi, đến tháng 4, dịch bùng phát ở nhiều huyện.
Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 358 hộ dân chăn nuôi trong 108 thôn của 38 xã ở 7 huyện, thành phố xảy ra dịch tả heo châu Phi, với số heo bệnh tiêu hủy gần 1.400 con, tổng trọng lượng gần 54 tấn. Duy chỉ còn huyện Pác Nặm chưa xuất hiện bệnh dịch này.
Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh được xác định do người dân chủ quan trong phát triển chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, người dân không áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Bên cạnh đó, từ các năm 2019, 2020, 2021, hầu như các xã trên địa bàn tỉnh đều đã có những ổ bệnh dịch tả heo châu Phi, nên đến nay mầm bệnh đã có sẵn trong tự nhiên.
Sở NN&PTNT vừa xây dựng Đề án Đẩy mạnh khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi với mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh áp dụng khoa học công nghệ lai tạo, cung cấp chủ động cung cấp phần lớn nguồn giống chăn nuôi trong tỉnh.
Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh áp dụng khoa học công nghệ lai tạo, cung cấp nguồn giống chăn nuôi, trong đó bò sữa, bò thịt đạt tỷ lệ hơn 90%, heo đạt khoảng 80 - 90% heo và gia cầm đạt 70 - 80%.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh sản xuất tối thiểu 35% thức ăn chăn nuôi, tỷ lệ gia súc, gia cầm giết mổ quy mô công nghiệp, bán công nghiệp trên 50%, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu, Đài Phát thanh & Truyền hình Lâm Đồng đưa tin.
Trong đó, khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại chăn nuôi công nghệ cao khép kín, hình thành tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp để tăng năng suất, hiệu quả gắn xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.