Giá nông sản ngày 15/8/2022: Cà phê và tiêu trụ vững ở mức cao
Ghi nhận giá nông sản ngày 15/8, mặt hàng cà phê và hồ tiêu đồng loạt đi ngang so với hôm qua.
Giá nông sản ngày 14/8/2022: Cà phê tăng mạnh 4.100 đồng/kg, tiêu đồng loạt giảm
Giá nông sản ngày 13/8/2022: Cà phê tăng lên 49.000 đồng/kg, tiêu trụ vững ở mức cao
Giá nông sản ngày 12/8/2022: Cà phê không ngừng tăng cao, tiêu tiếp tục giảm 500 đồng/kg
Giá nông sản ngày 15/8: Cà phê cao nhất 49.000 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 48.500 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 48.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 49.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 48.900 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 48.800 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 48.900 đồng/kg, 48.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 48.400 - 49.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.252 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.261 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 ở mức 226,6 cent/lb, giao tháng 12/2022 ở mức 222,4 cent/lb.
Ảnh minh họa. Ảnh: Y Ngem Nie
Thông tin từ Hiệp hội cà phê - Ca cao Việt Nam sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2021/2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê Robusta), thấp hơn so với niên vụ 2020/2021 (đạt 1,62 triệu tấn)
Như vậy, trong những tháng cuối năm, Việt Nam sẽ còn khoảng hơn 350 nghìn tấn. Theo nhận định của một số chuyên gia, với mức cà phê tồn như hiện tại cùng với biến động giá của thế giới, giá cà phê trong nước sẽ còn giữ vững ở mức cao một thời gian nữa.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italia.
Việc khống chế tốt dịch Covid–19, mở cửa hoạt động bình thường trở lại của nhiều quốc gia cũng là một tín hiệu tốt để thúc đẩy tiêu thụ cà phê tăng trở lại. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan cũng đang gia tăng là lợi thế giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam có thị trường tiêu thụ rộng mở hơn.
Giá nông sản ngày 15/8: Tiêu cao nhất đạt 72.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Xuất khẩu tiêu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”.
Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa và phương tiện nhằm phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa khẩu biên giới.
Vì vậy, các hoạt động giao thương có nhiều hạn chế và vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Điều đáng quan ngại là hiện nay phần lớn hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.
Về phía các doanh nghiệp, rút kinh nghiệm từ năm ngoái khi giá tiêu bất ngờ tăng cao nhiều đơn vị xuất khẩu thua lỗ do trót ký các hợp đồng bán hàng giao xa.
Năm nay, một số đơn vị này có chiến lược mua đến đâu bán đến đó, còn một số chọn phương án giảm thiểu rủi ro bằng cách nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu từ nước ngoài để dự phòng sản xuất. Vì vậy, họ đang tỏ ra khá chủ động trong việc thu mua và điều tiết giá tiêu trên thị trường.
Ngoài ra, những tín hiệu đầu tiên từ vụ mùa 2023 của Việt Nam cũng tương đối tích cực, nhiều vùng sản xuất có khả năng được mùa trong năm tới. Đây cũng là một trong những yếu tố có thể gây áp lực lên giá tiêu cuối năm.
Dự báo trong thời gian tới, thị trường tiêu toàn cầu chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách Zero Covid của Trung Quốc.
Mặc dù sản lượng tiêu tại Việt Nam vụ mùa năm 2022 giảm so với năm 2021, nhưng sản lượng của Brazil tăng. Trong khi đó, giá cước phí tàu vận tải vẫn ở mức cao.
Hiện, thị trường tiêu nội địa Việt Nam khá ảm đạm do các doanh nghiệp xuất khẩu không mua bởi các nhà nhập khẩu chưa quan tâm ký hợp đồng.