Giá nông sản ngày 18/6/2024: Hồ tiêu lao dốc, cà phê ổn định ở mức 120.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 18/6/2024 cà phê nằm trong khoảng 119.000 - 120.200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Giá tiêu trong nước hôm nay giảm trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trọng điểm so với hôm qua 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Giá nông sản ngày 17/6/2024: Giá tiêu tăng mạnh chạm mốc 170.000 đồng/kg, cà phê 120.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 16/6/2024: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt rớt giá
Tiêu dùng trong tuần (ngày 9/6-15/6/2024): Giá cà phê, hồ tiêu, cao su...trải qua tuần biến động mạnh
Giá cà phê ổn dịnh ở mức 12.000 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 18/6/2024 lúc 5 giòe giảm nhẹ ở mức 3.745 - 4.126USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.126 USD/tấn (tăng 11 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.026USD/tấn (tăng 17 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.887 USD/tấn (tăng 20 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 3.745 USD/tấn (tăng 32 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 18/6/2024 tăng nhẹ, mức tăng từ 221.75 - 224.40 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 224.40 cent/lb (tăng 0.25%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 224.60 cent/lb tăng 0.20 %); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 223.30 cent/lb (tăng 0.10%) và kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 221.75 cent/lb giảm 0.20%).
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 18/6/2024 giảm nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 281.05 USD/tấn (giảm 2.50 %); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 276.70 USD/tấn (tăng 2.65%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 270.80 USD/tấn (giảm 2.35%) và giao hàng tháng 3/2025 là 269.50 USD/tấn (giảm 2.10%).
Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 5 giờ ngày 18/6/2024 nằm trong khoảng 119.000-120.200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 120.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 120.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 120.000 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 119.900 đồng/kg; Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 120.000 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 120.200 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 119.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (ngày 18/6) tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 120.000 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 119.900 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao (Vicofa), niên vụ trước Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 102.100 tấn cà phê từ các nước khác trên thế giới với giá trị gần 300 triệu USD, tăng hơn 14% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với niên vụ 2021 - 2022.
Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023 - 2024 có thể giảm 20% xuống 1,47 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm, do hạn hán. Con số này thấp hơn dự báo giảm 10% xuống còn 1,6 – 1,7 triệu tấn của Vicofa đưa ra trước đó.
Đại diện của một doanh nghiệp cho biết do tồn kho từ năm ngoái thấp, cộng thêm sản lượng giảm dẫn đến tình trạng khan hàng năm nay diễn ra sớm hơn ngay từ tháng 2. Đến nay, lượng dự trữ của nhiều doanh nghiệp không đủ để bán đến vụ thu hoạch mới, có doanh nghiệp tạm ngừng xuất khẩu kéo dài vì hết hàng. Một số doanh nghiệp phải mua nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất.
Theo các chuyên gia, những diễn biến giá cả thời gian qua thể hiện những bước đi, thăm dò và giám sát thị trường của các nhà đầu tư, trong đó có cả giới đầu cơ.
Đến nay, nguồn hàng cà phê nhân trữ trong dân đã cạn. Việc này liên quan hoạt động sản xuất thời gian qua, khi thị trường lên giá, ai cũng tranh thủ bán ra. Thị trường nông sản đã không có được sự điều tiết quản lý, dự báo chặt chẽ, người nông dân tự quyết đầu ra sản phẩm. Cho nên, trước Tết Giáp Thìn, cà phê trữ sẵn của người dân đã bán xong.
Gần 3 tháng qua, giá tiếp tục tăng, nông dân không còn cà phê nữa. Tác động ngược lại là các doanh nghiệp kinh doanh lúng túng với nguy cơ thiếu hụt hàng cho các hợp đồng xuất khẩu. Họ buộc phải mua vét cà phê bị giảm chất lượng, hoặc phải mua lại cà phê từ các thương lái, và hoạt động xuất khẩu khó khăn. Như vậy, thị trường tăng giá đồng nghĩa thương lái thao túng thị phần.
Giá tiêu giảm mạnh
Giá tiêu hôm nay ngày 18/6/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giảm trên diện rộng ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 159.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 161.000 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 160.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 158.000 đồng/kg ghi nhận giảm 10.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ghi nhận ở mức giá 161.000 đồng/kg, giảm 9.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu xuống mức 159.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu đạt mức 158.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sau phiên hôm qua tăng mạnh, giá tiêu nội địa hôm nay quay đầu giảm ở mức 159.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay giảm trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trọng điểm so với hôm qua 9.000 - 10.000 đồng/kg. Tại tất cả các địa phương, giá tiêu đều ở ngưỡng 159.000 đồng/kg trở lên. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 161.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.452 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 8.200 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 8.422 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt đồng loạt tăng mạnh, 7.800 USD/tấn (tăng 6,84%); loại 550 g/l mức 8.000 USD/tấn (tăng 2,56%); giá tiêu trắng mức 11.300 USD/tấn.
Với tình trạng khan hiếm nguồn cung tiêu như hiện nay, nhiều chuyên gia ngành hàng nhận định, giá tiêu trong thời gian tới có thể sẽ liên tục tăng nóng hướng đến mốc 175.000 đồng/kg.
Trong báo cáo mới nhất, PTEXIM Corp đánh giá, hiện mức tồn kho của các thương lái trung gian, một mắt xích quan trọng kết nối nông dân với nhà xuất khẩu, được đánh giá ở mức thấp. Đặc biệt, một số đại lý đã phải đối mặt với tình trạng khan hàng khi bán hết và không thể mua lại khi thị trường tăng nhanh. Công ty này nhận định, nguyên nhân trên khiến giá còn leo thang hơn nữa.
Giá hạt tiêu Brazil tăng mạnh, theo báo cáo của nhà xuất khẩu Brazil, nguyên nhân chính là do mất mùa hàng loạt tại bang Espirito Santom, vùng sản xuất hạt tiêu chính của nước này.
Hiện nay các chuyên gia nhận định, thị trường vận tải biển rơi vào khủng hoảng khó khăn hơn cả thời điểm Covid-19. Trên thực tế, tình trạng không có tàu nên giá cước tăng đột biến lại xuất hiện, gấp 2 – 2,5 lần so với 2 tháng trước. Nguyên nhân tác động giá cước từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra ở kênh đào Panama, và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Việc tăng giá này không chỉ ảnh hưởng đến giá hồ tiêu mà còn đến cả cà phê và các mặt hàng xuất khẩu khác từ Việt Nam.