Giá nông sản ngày 6/6/2022: Cà phê và hồ tiêu trụ vững ở mức cao
Ghi nhận giá nông sản ngày 6/6, mặt hàng cà phê và hồ tiêu đồng loạt đi ngang so với hôm qua.
Giá nông sản ngày 5/6/2022: Cà phê và hồ tiêu tăng mạnh
Giá nông sản ngày 4/6/2022: Cà phê trụ vững ở mức cao, tiêu đạt 75.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 3/6/2022: Cà phê đạt 43.100 đồng/kg, tiêu không ngừng tăng cao
Giá nông sản ngày 6/6: Cà phê cao nhất 43.100 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 42.500 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 42.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 43.000 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 43.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 42.900 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 43.000 đồng/kg, 42.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 43.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 42.400 - 43.100 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.136 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 232,40 US cent/pound.
Ảnh minh họa. Ảnh: Trình Nhị
Giá nông sản ngày 6/6: Tiêu cao nhất 75.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 75.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 71.500 - 75.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2022, một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, đáng chú ý, hồ tiêu đạt khoảng 476 triệu USD (tăng 25,7%). Như vậy, dù sản lượng xuất khẩu từ đầu năm giảm nhưng giá trị vẫn tăng thể hiện tín hiệu tích cực cho giá hồ tiêu năm 2022.
Tuy nhiên, theo đánh giá, dù giá tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không tăng tương xứng, mà đang có dấu hiệu suy giảm. Nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi giá vật tư đầu vào tăng phi mã, cụ thể giá phân bón có loại tăng 250%, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, rồi xăng dầu, nhân công...
Điều này đang đặt ra những khó khăn cho việc đầu tư hồ tiêu vụ năm sau. Nếu giá tiêu không tăng mạnh, nông dân sẽ dè dặt đầu tư, dẫn đến sản lượng và chất lượng năm sau thấp, ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trong trung hạn.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, áp lực giá xăng dầu làm cho chi phí vận tải đường biển đang neo ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa kể tình trạng kẹt cảng, thiếu container vẫn còn tiếp diễn.
Dự báo, giá xăng dầu từ nay đến cuối năm vẫn còn tăng khi xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc đàm phán ký kết hợp đồng để tránh rủi ro trong việc giá cước vận tải tăng đột biến.