Giá vàng hôm nay ngày 14/4/2024: bất ngờ lao dốc, SJC mất hơn 2 triệu đồng
Giá vàng hôm nay (14/4), thị trường thế giới đảo chiều giảm mạnh so với phiên giao dịch trước. Giá vàng SJC và nhẫn trong tuần qua đều giảm mạnh mất hơn 2 triệu đồng.
Giá vàng hôm nay 12/4/2024: thế giới tăng vọt, nhẫn lao dốc mất hơn 2 triệu
Thủ tướng: Xử lý ngay tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch ở mức cao
Giá vàng hôm nay 11/4/2024: SJC quay đầu giảm mạnh, nhẫn vẫn tăng cao
Thế giới một tuần tăng vọt
Chốt phiên cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở quanh ngưỡng trên 2.344 USD/ounce, giảm mạnh hơn 29 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.
Thị trường vàng quốc tế tuần qua đã biến động mạnh cả chiều tăng và giảm. Trong đó có 4 phiên tăng giá khi căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và Nga – Ukraine gia tăng.
Cụ thể, ngày 9/4, Ukraine cho biết, Nga đã triển khai hệ thống tên lửa S-300 phóng cùng dàn máy bay không người lái (UAV) tập kích vào nhiều khu vực ở nước này. Ukraine xác nhận, Nga đã phóng UAV Shahed theo nhiều đợt nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ sở năng lượng.
Châu Âu đưa ra biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản từ Ukraine bằng cách áp trần nhập khẩu các nông sản. Quyết định này được đưa ra khi thị trường châu Âu tràn ngập nông sản giá rẻ của Ukraine, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các nông sản nước sở tại.
Tại Trung Đông, tuần trước nữa một tòa nhà Lãnh sự quán Iran, nằm cạnh Đại sứ quán Iran ở Syria bị tấn công đổ sập vào ngày 1/4, làm ít nhất 7 quan chức Iran thiệt mạng.Căng thẳng Trung Đông cũng tiếp tục “nóng” lên khi Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ áp đặt hạn chế xuất khẩu các mặt hàng từ 54 danh mục sản phẩm khác nhau sang Israel cho đến khi đạt được lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza.
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Israel đã ngăn chặn nỗ lực của chính quyền Ankara thả hàng viện trợ cho Gaza. Israel cũng cảnh báo sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại đối với các sản phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ.Tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng vọt lập đỉnh lịch sử mới vào lúc 22 giờ ngày 12/4 đã lên trên mức 2.431 USD/ounce.
Đây cũng là phiên tăng mạnh nhất với gần 40 USD/ounce phiên ngày 12/4. Nếu tính từ mức chốt phiên tuần trước đó là 2.330 USD/ounce đến mức đỉnh kể trên, thì vàng thế giới đã tăng 101 USD/ounce.
Tuy nhiên, cuối tuần khi Mỹ công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế như báo cáo việc làm tích cực, lạm phát vẫn ở mức cao thì giá vàng đã quay đầu giảm. Bởi giới đầu tư lo ngại vàng sẽ chịu áp lực khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất đồng USD cao hơn dự kiến.
Tính đến mức chốt cuối tuần, giá vàng thế giới vẫn có một tuần tăng 13 USD/ounce.
Giá vàng trong nước lao dốc
Thị trường vàng trong nước đứng phiên hôm qua ngày 13/4 giá vàng SJC tiếp tục giảm mạnh cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên trước. Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại TP Hồ Chí Minh, đứng quanh mức 80,6 – 83,1 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm mạnh 1,9 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm 1,1 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó.. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC trong khoảng 81,8 – 83,82 triệu đồng/lượng (mua – bán), đi ngang chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội, mua - bán quanh mức 80,6 – 83,1 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 2,2 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm 1,7 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 80,8 – 82,9 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 1,9 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm 1,6 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn trong phiên 13/4 cũng lao dốc mạnh so với phiên trước đó. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 74,18 – 76,38 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm mạnh 1,71 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm mạnh 1,61 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua - bán là 2,2 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 74,05 – 76,15 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 2,2 triệu đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,1 triệu đồng/lượng.
Mặc dù phiên cuối tuần, giá vàng miếng và nhẫn đều giảm mạnh mất trên dưới 2 triệu đồng mỗi lượng, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng rất tốt.Cụ thể, vàng miếng SJC chốt phiên cuối tuần tại TP Hồ Chí Minh đã tăng mạnh đến 1,2 triệu đồng/lượng chiều bán và tại Hà Nội tăng 2,1 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên tuần trước đó.
Vàng miếng SJC tại Doji tăng 1,1 triệu đồng/lượng chiều bán; tại Bào Tín Minh Châu tăng 1,2 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên tuần trước đó.Vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu tăng 2,05 triệu đồng/lượng chiều bán. Vàng nhẫn tại Doji tăng 2 triệu đồng/lượng chiều bán.
Tuần qua, mặc dù cuối tuần cả vàng miếng và nhẫn đều giảm, nhưng trước đó đã tăng quá “nóng”. Nguyên nhân, giá vàng trong nước giảm cuối tuần là do Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng ban hành quy định mới để quản lý thị trường vàng thay cho Nghị định 24 trước đó. Đồng thời triển khai nhiều biện pháp tích cực để chống vàng hóa, và biểu hiện thao túng thị trường như thời gian qua.
Trong tuần, giá vàng nhẫn và miếng SJC tăng chiều mua vào chỉ từ 500.000 – 600.000 đồng/lượng, nhưng chiều bán ra đều tăng từ trên 1 triệu đến trên 2 triệu đồng mỗi lượng so với chốt phiên tuần trước. Điều này cho thấy rủi ro sẽ thuộc về những nhà đầu tư nhỏ lẻ khi chênh lệch 2 chiều mua và bán bị kéo giãn.
Chuyên gia nhận định, giá vàng thế giới và trong nước vẫn còn những diễn biến khó lường, khi thế giới còn căng thẳng địa chính trị. Vàng trong nước dù đã giảm, nhưng chưa hết tăng “nóng” khi cơ quan chức năng chưa thực sự đưa ra quy định, cung như biện pháp quản lý mới.