Giá vàng ngày 23/5/2024: Vàng thế giới giảm sau biên bản họp của FED
Giá vàng hôm nay (23/5), vàng SIC tăng nhẹ hơn 200.000 đồng/lượng, phổ biến ở mức hơn 90 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm mạnh sau khi có biên bản họp của FED.
Giá vàng ngày 22/5/2024: SJC giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn vàng thế giới 15 triệu đồng/lượng
Giá vàng ngày 21/5/2024: SJC tăng 1,3 triệu đồng/lượng, vàng thế giới đạt mốc cao mới trong lịch sử
Giá vàng ngày 20/5/2024: SJC tiếp tục neo cao, vàng thế giới gây bất ngờ?
Vàng SJC hơn 90 triệu đồng/lượng
Sáng ngày 23/5, giá vàng các thương hiệu trong nước tăng không đều, phổ biến ở mức hơn 90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,9 triệu đồng/lượng mua vào và 89,9 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 200.000 đồng ở cả 2 chiều.
DOJI tại khu vực Hà Nội đã điều chỉnh tăng giá vàng miếng 300.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán lên lần lượt 88,9 triệu đồng/lượng và 90,5 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.
Sáng ngày 23/5, vàng SJC "quay đầu" tăng nhẹ hơn 200.000 đồng/lượng, lên mốc 90,90 triệu đồng/lượng. Ảnh minh hoạ
Giá vàng Vietinbank niêm yết ở mức 88,9 triệu đồng/lượng mua vào và 90,9 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 400.000 đồng ở cả 2 chiều. Vàng miếng PNJ đang mua vào mức 88,9 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 90,5 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán.
Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 88,95 triệu đồng/lượng và 90,5 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Phú Quý SJC đang thu mua vàng miếng với giá 88,7 triệu đồng/lượng và bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 89,50– 90,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 88,05 – 90,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Như vậy giá vàng miếng SJC vẫn đang treo khá cao, gần ngưỡng 91 triệu đồng/lượng (giá bán ra). Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng nhưng với giá tham chiếu cao hơn 300.000 đồng so với phiên đấu thầu trước.
Vàng thế giới trượt ngưỡng 2.400 USD/ounce
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5 giờ hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.378,5 USD/ounce. Giá vàng hôm nay giảm 42,26 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 72,114 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 16,786 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tiếp đà giảm mạnh với vàng giao ngay giảm 42,7 USD xuống 2.378 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.382,1 USD/ounce, giảm 43,7 USD so với rạng sáng qua.
Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua được cung cấp bởi TradingView
Thị trường kim loại quý thế giới tiếp tục chịu áp lực bởi lập trường chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau biên bản cuộc họp kết thúc vào đầu tháng này. Theo biên bản, dù chính sách tiền tệ của Mỹ đã trở thành yếu tố thứ yếu trên thị trường vàng, nhưng lạm phát dai dẳng có thể tạo ra một số áp lực bán vì nó có thể buộc Fed phải tăng lãi suất một lần nữa.
Quan điểm này đi ngược lại hoàn toàn với những phát biểu gần đây của các thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ Mỹ khi nói rằng mặc dù chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất do lạm phát vẫn tăng cao nhưng họ sẽ không tăng lãi suất.
Các chuyên gia đánh giá, biên bản phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng khi giá tiêu dùng không quay trở lại mục tiêu 2% một cách vững chắc như mong đợi.
Cũng theo biên bản, các đại biểu đã thảo luận về những rủi ro và sự không chắc chắn xung quanh triển vọng kinh tế. Hầu hết ý kiến đều nhấn mạnh đến việc lạm phát “dai dẳng” và nhất trí rằng dữ liệu gần đây đã khiến họ nghi ngờ việc lạm phát sẽ giảm vững chắc về mốc 2%. Các quan chức cũng đánh giá sẽ phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến để chắc chắn lạm phát đang giảm một cách bền vững.
Thời gian qua, vàng chịu tác động lớn bởi quan điểm chính sách “diều hâu” của Fed. Bất chấp những biến động, vàng vẫn được đánh giá là một tài sản đầu tư hiệu quả nhờ vai trò phòng ngừa lạm phát và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các chuyên gia cho rằng, những vai trò thúc đẩy đà tăng vừa qua vẫn còn đang được duy trì và khó có thể thay đổi trong tương lai.
Theo Tạp chí Phố Wall, sự phục hồi của vàng trong nhiều tháng qua chủ yếu là do hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là nhu cầu từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Cũng theo tạp chí này, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang bắt đầu đa dạng hóa đồng USD. Những yếu tố này sẽ tiếp tục tạo lực đẩy cho vàng trong tương lai. Một số chuyên gia đã lạc quan dự báo, giá kim loại quý này sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce trong tương lai không xa.
Vàng thế giới trượt ngưỡng 2.400 USD/ounce ngay sau khi có biên bản họp của FED. Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, lãi suất cao là điềm xấu cho vàng vì chúng làm tăng chi phí cơ hội khi đầu tư vào kim loại màu vàng. Trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng đã đẩy vàng lên mức cao kỷ lục vào đầu tuần, thì việc thiếu sự leo thang ở Trung Đông khiến kim loại màu vàng dễ bị áp lực lãi suất.
Các kim loại quý khác cũng giảm giá vào hôm nay. Giá bạch kim tương lai giảm 0,4% xuống 1.058,35 USD/ounce, trong khi giá bạc tương lai giảm 0,4% xuống 31,950 USD/ounce.
Cơn sốt đầu cơ điên cuồng trên thị trường kim loại đã đẩy giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm vào đầu tuần này, mặc dù đà tăng hiện nay dường như đã hạ nhiệt. Giá bạch kim cũng gần mức cao nhất trong một năm.
Chưa kể, gần đây, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng, Mỹ không muốn điều này xảy ra. Mặc dù giảm nhưng vàng vẫn được hỗ trợ khá mạnh ở ngưỡng 2.400 USD/ounce. Mặt hàng kim loại quý vẫn được mua vào mạnh mẽ mỗi đợt điều chỉnh giảm nhanh.
Theo một báo cáo của tờ Wall Street Journal, vàng tăng giá mạnh trong vài tháng qua chủ yếu nhờ sức cầu từ các ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu đa dạng hóa hơn nữa dự trữ, thay vì chỉ tập trung vào các loại tài sản dựa trên đồng USD. Các loại tài sản này thường được xem là dễ bị trừng phạt.