Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản Tạo hành lang pháp lý toàn diện

p style text align justify Luật Địa chất và Khoáng sản được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đã kế thừa nhiều nội dung của Luật Khoáng sản đồng thời bổ sung một số quy định mới nhằm khắc phục

Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản: Tạo hành lang pháp lý toàn diện

14:50 | 06/01/2025

Luật Địa chất và Khoáng sản được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đã kế thừa nhiều nội dung của Luật Khoáng sản; đồng thời bổ sung một số quy định mới nhằm khắc phục bất cập trong thực tiễn, đưa khoáng sản trở thành nguồn lực xứng tầm trong phát triển kinh tế - xã hội.

Phóng viên TTXVN thực hiện chùm hai bài "Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản" với những nội dung liên quan đến Luật.

Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản: Tạo hành lang pháp lý toàn diện
Hoạt động khai thác khoáng sản tại khai trường Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai (Vimico). Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Chống lãng phí tài nguyên khoáng sản: Tạo hành lang pháp lý toàn diện

Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 gồm 12 Chương, 111 Điều, với 12 điểm mới đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong quản lý khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản...Cụ thể, quy định việc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; hoạt động khoáng sản; thu hồi khoáng sản; chế biến khoáng sản; tài chính về địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Siết chặt từ quy định pháp luật

Với 79 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp đang hoạt động; 16 khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, thời gian qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và chế biến khoáng sản. Năm 2024, tổng giá trị thu thuế tài nguyên của tỉnh đạt gần 60 tỷ đồng; thuế bảo vệ môi trường gần 136 tỷ đồng và thu phí bảo vệ môi trường đạt 6,4 tỷ đồng.

Theo ông Võ Minh Vương, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, hầu hết các chủ mỏ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, quá trình khai thác thực hiện đúng phương án thiết kế mỏ đã được tỉnh phê duyệt. Ngay khi được cấp quyền khai thác, doanh nghiệp thực hiện lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại mỏ. Các dữ liệu được lưu trữ đầy đủ để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, so sánh khi các cơ quan chức năng có yêu cầu.

Cụ thể, tại Mỏ cát Tịnh An, Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoáng sản Quảng Ngãi được cấp quyền khai thác, trên 53,4 ha đã được cấp phép khai thác từ tháng 8/2023. Trữ lượng được phép khai thác tại mỏ là 1,9 triệu m3 gồm cát xây dựng thông thường và khoáng sản đi kèm.

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoáng sản Quảng Ngãi đã thực hiện lắp đặt, đưa vào vận hành trạm cân và camera giám sát, lưu trữ dữ liệu ngay tại mỏ; đồng thời, thực hiện đầy đủ các quy trình khai thác mỏ theo quy định pháp luật.

Ông Lưu Tấn Trường, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoáng sản Quảng Ngãi chia sẻ: "Sau khi đơn vị được các cơ quan chức năng cấp phép khai thác khoáng sản chúng tôi thực hiện các bước theo quy định lắp đặt trạm cân, camera. Quá trình khai thác, chúng tôi thực hiện đúng tuân thủ quy định khai thác đúng trữ lượng cấp phép, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường".

Để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, ông Võ Minh Vương cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường ký kết quy chế phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành phối hợp nhằm kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với mỏ đã được cấp phép, đánh giá hoạt động khai thác để đảm bảo các quy định khai thác; đồng thời, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vượt trữ lượng, công suất, sai mốc giới và một số hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, ông Võ Minh Vương cho biết, Sở đang tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Luật Địa chất và Khoáng sản; trong đó, tập trung vào kế hoạch tuyên truyền triển khai Luật và các thông tư, hướng dẫn, ban hành trong thời gian sớm nhất; giao quyền cho từng địa phương, theo từng nhóm khoáng sản, giúp địa phương chủ động hơn trong quản lý nhà nước từ khâu quy hoạch, thăm dò và cấp phép khai thác.

Gỡ "khó" trong thực tiễn

Theo Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng, một trong những quy định nổi bật là Luật Địa chất và Khoáng sản đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không vượt quá 20 năm; tổng thời gian khai thác tối đa là 50 năm.

Việc Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua cũng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp khi phân rõ nhóm khoáng sản theo công dụng và mục đích quản lý, khoáng sản.

Trên cơ sở công dụng và mục tiêu quản lý, khoáng sản được phân chia thành các nhóm I, II, III và IV. Việc phân nhóm khoáng sản như Luật sẽ cho phép xác lập cách tiếp cận phù hợp từ khâu quy hoạch đến cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, cho phép thu hồi khoáng sản, kiểm soát hoạt động khoáng sản, khoáng sản đóng cửa mỏ. Trên cơ sở này, quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản.

Về cải cách thủ tục hành chính, hiện Luật Địa chất và Khoáng sản có 23 thủ tục hành chính. Trong số này, 18 thủ tục được kế thừa từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản hiện hành; 5 thủ tục mới nhằm giải quyết các yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý và để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. Các thủ tục hành chính đã được rà soát, đơn giản hóa tối đa trình tự, thủ tục giải quyết. Ví dụ, đối với khoáng sản nhóm IV, thay vì phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác thì chỉ cần thực hiện đăng ký khai thác khoáng sản (cắt giảm đi 90% thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp).

Ông Trần Bình Trọng cho biết thêm, một điểm quan trọng trong Luật Địa chất và Khoáng sản là việc cấm kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Trong quản lý khai thác khoáng sản, Điều 9 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm. Đó là lợi dụng điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Lợi dụng điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản để khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản. Cản trở trái pháp luật công tác điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản. Cố ý hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị, quý hiếm. Kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Theo Diệu Thúy - Phạm Cường (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

$(document).ready(function () { var nextURL; function updateNextURL(doc) { nextURL = $(doc).find('.__MB_NEXT_URL:last').val(); } updateNextURL(document); $('.__MB_LIST_ITEM').infiniteScroll({ path: function () { return nextURL; }, append: '.item', //responseType: 'document', status: '.scroller-status', hideNav: '.__MB_NEXT_URL', scrollThreshold: 100, loadOnScroll: true, scrollThreshold: true, history: false, historyTitle: false, prefill: false }); $('.__MB_LIST_ITEM').on('load.infiniteScroll', function (event, response) { updateNextURL(response); }); });