Giải quyết vướng mắc về vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam
(Xây dựng) - Ngày 10/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến về kết quả thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ giải quyết vướng mắc về vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực các tỉnh phía Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết vướng mắc để bảo đảm nguồn cát san lấp cho những dự án giao thông trọng điểm ở phía Nam. |
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã thống nhất trình tự, thủ tục và khối lượng cung ứng cát cho dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu… và các dự án khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Trọng thông tin thêm, tỉnh tiếp tục giao các doanh nghiệp trước đây đã được cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác mỏ cát để cấp phép khai thác trở lại; điều chỉnh quy hoạch để nâng công suất cấp phép khai thác cát sông giai đoạn 2021-2030 từ 4,5 triệu m3/năm lên 9 triệu m3/năm.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh báo cáo Phó Thủ tướng về phương án cung ứng 2 triệu m3 cát san lấp từ các mỏ cát đã đấu giá quyền khai thác để cung cấp cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các dự án cao tốc còn lại, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức làm việc cụ thể với các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư để thống nhất thủ tục cấp mỏ cát theo cơ chế đặc thù, bảo đảm đủ chỉ tiêu được giao.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời về việc áp dụng cơ chế đặc thù đối với các mỏ cát trên địa bàn tỉnh Bến Tre cung cấp cho các tuyến cao tốc khi chưa có trong hồ sơ vật liệu của nhà thầu; quy định cho thuê đất mặt nước trong khai thác cát sông; đánh giá tác động môi trường đối với mỏ cát.
Phó Thủ tướng lưu ý lãnh đạo tỉnh Bến Tre và các địa phương khác, việc áp dụng cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian cấp phép khai thác mỏ cát nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ trình tự thủ tục như đánh giá trữ lượng, quan trắc môi trường trong quá trình khai thác.
Báo cáo tiến độ thực hiện điều chuyển cát từ các mỏ của tỉnh An Giang đã cấp cho Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng sang Dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu khẩn trương cung cấp đầy đủ hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục điều chuyển; đồng thời kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực khai thác mỏ cát, công bố khu vực nạo vét các tuyến đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long khẳng định bảo đảm đúng kế hoạch cung cấp cát cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và triển khai các thủ tục để cấp đủ trữ lượng cho dự án Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Hoạt động khai thác cát biển ở tỉnh Sóc Trăng phục vụ mở rộng thí điểm thi công trên dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông bước đầu cho kết quả tích cực.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cho biết, theo kế hoạch đã thống nhất với các địa phương, việc cung cấp cát cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bảo đảm đúng tiến độ, không làm tăng tổng vốn đầu tư dự án.
Về đề xuất sử dụng 3,8 triệu m3 tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) làm vật liệu thay thế cát dùng trong san lấp, Phó Thủ tướng giao tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện thí điểm đối với dự án đường giao thông của địa phương, hoặc đường cao tốc, có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng để đánh giá toàn bộ các tiêu chí theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Quang cảnh cuộc họp. |
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, nỗ lực, tinh thần “vì nhiệm vụ chính trị chung” của các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết khó khăn, vướng mắc để bảo đảm nguồn cát san lấp cho những dự án giao thông trọng điểm ở phía Nam.
Đặc biệt, nhiều địa phương chủ động, quyết tâm, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, tạo chuyển biến mạnh mẽ, bứt phá.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản trả lời chính thức những vấn đề được lãnh đạo các địa phương nêu lên tại cuộc họp và đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh, “sau 1 tuần không chuyển thì báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ”.
Tuệ Minh
Theo
-
(Xây dựng) – Ngày 20/7, Tạp chí Xây dựng phối hợp với Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM) và Hội Bê tông Việt Nam (VCA) tổ chức Hội thảo trực tuyến: “Hiện trạng và giải pháp cho việc sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN)”.
-
(Xây dựng) - Ông Nguyễn Duy Khánh hỏi, khai thác khoáng sản trên diện tích đất ở và mang đi cho tặng hay bán thì có phải là khai thác khoáng sản trái phép không?
-
(Xây dựng) – Theo báo cáo thường niên của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor - GEM), ngành Công nghiệp sắt thép toàn cầu trong năm 2023 đã đạt được những bước tiến lớn hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.
-
(Xây dựng) - Ngày 18/7, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký Văn bản số 8236/UBND-KTN gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xử lý khó khăn, vướng mắc đối với thủ tục đất đai để thực hiện khai thác vật liệu cung cấp thi công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh này.
-
Việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, sản lượng nhập có thời điểm gấp gần 200% sản xuất trong nước khiến thị phần bán hàng thép cán nóng của doanh nghiệp mất vào tay hàng nhập khẩu.
-
(Xây dựng) - HĐND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND, quy định mức thu và đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết áp dụng cho cả những trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được từ khoáng sản.
-
(Xây dựng) - Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải đến nay đã xác định nguồn cung ứng với tổng trữ lượng khoảng 63,1 triệu m3/nhu cầu 55,5 triệu m3 cát cho 5 dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, đã đủ kiện khai thác khoảng 36,83 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục cung ứng 26,27 triệu m3. Chưa bao giờ nhu cầu cát của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhiều như vậy. Trước nhu cầu cấp bách và đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối năm 2025, Thủ tướng Chính phủ cho phép Sóc Trăng khai thác 5,5 triệu m3 cát biển để thí điểm làm vật liệu xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
20:41 | 16/07/2024 -
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc trước ngày 30/6 nhưng đến nay các dự án đều không hoàn thành. Nguyên nhân do tiến độ di dời đường điện cao thế chậm, nguồn cung ứng vật tư thiết bị điện, phụ kiện đường dây cao thế nhập khẩu từ nước ngoài chậm.
09:37 | 16/07/2024 -
(Xây dựng) – Báo cáo của Bộ Xây dựng thông tin cho biết, tổng lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trong cả nước ngày càng tăng (năm 2022 tổng lượng tro, xỉ là 15,78 triệu tấn, năm 2023 là 18,07 triệu tấn). Tính đến cuối năm 2023, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ cộng dồn các năm trên cả nước khoảng 83 triệu tấn, chiếm khoảng 66,2% tổng lượng phát thải từ trước đến nay (tăng hơn 10,4% so với thời điểm cuối 2022). Tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực làm vật liệu san lắp, phụ gia khoáng cho xi măng, sau đó là dùng làm phụ gia bê tông cho các công trình thủy lợi, giao thông và công trình xây dựng dân dụng.
17:26 | 15/07/2024 -
(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại buổi làm việc này, các Bộ, ngành, địa phương các tỉnh, thành ĐBSCL cho rằng hiện nay vật liệu truyền thống cát sông ngày càng khan hiếm, do đó cần sử dụng những vật liệu mới thay thế để xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp.
21:04 | 14/07/2024 -
(Xây dựng) - Bên cạnh 37 dự án đang tạm dừng thi công nhiều hạng mục thì tỉnh Đắk Nông còn nhiều dự án đầu tư công, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các khu dân cư, mỏ vật liệu xây dựng thông thường cũng nằm trong vùng quy hoạch bô-xít. Trước thực trạng đó, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đơn vị chức năng liên quan tháo gỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh, đảm bảo quá trình triển khai đúng các quy định.
16:39 | 12/07/2024 -
(Xây dựng) – Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Theo đó, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, đồng thời sẽ tăng được nguồn thu ngân sách Nhà nước.
19:09 | 09/07/2024 -
(Xây dựng) – UBND tỉnh Đắk Nông quy hoạch 112 mỏ đất làm vật liệu nhưng đến nay chưa mỏ nào được cấp phép. Đứng trước thực trạng thiếu đất đắp nghiêm trọng cho các dự án trên địa bàn, tỉnh này đã triển khai kế hoạch đấu giá quyền khai thác đất làm vật liệu san lấp và đưa ra đấu giá 40 mỏ đất.
19:07 | 09/07/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load