【Hướng Dẫn】 Cách Tính Khối Lượng Sắt Thép Xây Dựng Chính Xác
651- Tại sao khi xây dựng phải tính khối lượng thép?
- Hướng dẫn cách tính khối lượng sắt thép xây dựng chi tiết
- Cách tính khối lượng sắt thép xây dựng theo tiêu chuẩn diện tích 1m3
- Cách tính khối lượng sắt thép xây nhà theo tiêu chuẩn vị trí xây dựng
- Đối với phần móng cột
- Đối với phần dầm móng
- Đối với phần cột
- Đối với phần dầm
- Đối với sàn
- Đối với lanh tô
- Đối với cầu thang
- Một số lưu ý khi tính khối lượng sắt thép xây dựng
- Tìm hiểu kỹ những thông tin về vị trí xây dựng và chỉ số tính toán
- Tham khảo những lời tư vấn từ các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm
- Căn cứ vào những đặc điểm thực tế của công trình để tính toán
- Luôn chuẩn bị các phương án dự phòng
- Lựa chọn những thương hiệu sắt thép uy tín
- Giá sắt thép xây dựng mới nhất
Xây dựng nhà cửa chính là một trong những công việc lớn nhất đối với mỗi người trưởng thành. Bên cạnh việc nghiên cứu và tìm được cho mình một mẫu thiết kế nhà sao cho đẹp nhất và tiện nghi nhất, thì mỗi gia chủ cũng cần phải khá đau đầu trong việc tính khối lượng sắt thép xây dựng sao cho chính xác và tiết kiệm nhất. Hiểu được những băn khoăn đó, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn về cách tính khối lượng sắt thép xây dựng, hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao khi xây dựng phải tính khối lượng thép?
Không chỉ thép, mà tất cả các vật liệu đều yêu cầu thông số kỹ thuật sử dụng ước tính trước khi bắt đầu xây dựng.
Đây là quy tắc bắt buộc để tránh mua quá nhiều, gây lãng phí và tiết kiệm tiền bạc cho gia chủ. Mặt khác, việc chuẩn bị quá ít có thể dẫn đến tình trạng hết hàng, gián đoạn tiến độ, mất thời gian chờ mua nguyên liệu. Đồng thời, lập kế hoạch là cách giúp gia chủ ước lượng được số tiền mình sẽ chi để có sự chuẩn bị trước.
Hướng dẫn cách tính khối lượng sắt thép xây dựng chi tiết
Cách tính khối lượng sắt thép xây dựng theo tiêu chuẩn diện tích 1m3
Cách tính khối lượng sắt thép xây dựng theo tiêu chuẩn diện tích 1m3 được khá nhiều kỹ sư và thợ thi công áp dụng trong thực tế. Cách tính này sẽ cần dựa vào khối lượng sắt thép cần thiết cho một mét khối công trình xây dựng.
Tại mỗi vị trí khác nhau thì khối lượng sắt thép cần thiết sẽ là khác nhau. Cụ thể:
- Đối với phần móng nhà: Khối lượng sắt thép cần thiết cho 1m3 xây dựng là từ 100kg cho đến 120kg.
- Đối với dầm: Khối lượng sắt thép cần thiết sẽ là khoảng 180 đến 200 kg
- Đối với phần sàn nhà: Khối lượng sắt thép cần thiết cho 1m3 sẽ cần khoảng 120kg đến 150kg.
- Đối với cột nhà: Khối lượng sắt thép cần thiết là khoảng 200kg đến 250 kg cho 1m3 hoặc cũng có thể là 170kg đến 190kg cho 1m3. Điều này còn phải tùy vào khoảng cách của các nhịp cột mà sẽ có những sự thay đổi tương ứng.
- Đối với phần vách: Khối lượng sắt thép cần cho 1m3 xây dựng là từ 180kg cho đến 200kg
- Đối với cầu thang: 1m3 xây dựng sẽ cần từ 120kg đến 140kg sắt thép.
Cách tính khối lượng sắt thép xây nhà theo tiêu chuẩn vị trí xây dựng
Theo tiêu chuẩn tính toán vị trí xây dựng, khối lượng sắt thép cần thiết sẽ được quy định tại các vị trí cụ thể như móng cột, dầm móng, cột, dầm, sàn, lanh tô (bộ phận dầm tường) và cầu thang.
Đối với phần móng cột
- Khối lượng sắt thép cần dùng cho phần móng cột có phi nhỏ hơn 10 là 20kg
- Khối lượng sắt thép cần dùng cho phần móng cột có phi từ 10 đến 18 là 50kg
- Khối lượng sắt thép cần dùng cho phần móng cột có phi từ 18 trở lên là 30kg
Đối với phần dầm móng
- Dầm móng có phi nhỏ hơn 10 thì khối lượng sắt thép xây dựng cần thiết là 25kg
- Dầm móng có phi từ 10 đến 18 thì khối lượng sắt thép xây dựng cần thiết là 120kg
Đối với phần cột
- Khối lượng sắt thép cần dùng cho phần cột có phi nhỏ hơn là 30kg
- Khối lượng sắt thép cần dùng cho phần cột có phi từ 10 đến 18 là 60kg
Đối với phần dầm
- Nếu dầm có phi nhỏ hơn 10 thì khối lượng sắt thép cần thiết là 30kg
- Nếu dầm có phi từ 10 đến 18 thì khối lượng sắt thép cần thiết là 85kg
- Nếu dầm có phi từ 18 trở lên thì khối lượng sắt thép cần thiết là 50kg
Đối với sàn
Với sàn có phi nhỏ hơn 10 sẽ cần 90kg sắt thép.
Đối với lanh tô
Với lanh tô có phi nhỏ hơn 10 sẽ cần 80kg sắt thép.
Đối với cầu thang
- Với cầu thang có phi nhỏ hơn 10 thì khối lượng sắt thép cần thiết là 75kg
- Với cầu thang có phi từ 10 đến 18 thì khối lượng sắt thép cần thiết là 45kg
Lưu ý: Khối lượng sắt thép cho từng vị trí cụ thể cũng có thể thay đổi, còn cần tùy thuộc vào những đặc điểm và tính chất của từng công trình thi công cụ thể.
Một số lưu ý khi tính khối lượng sắt thép xây dựng
Biết được cách tính chính xác khối lượng sắt thép xây dựng cần thiết thôi là chưa đủ. Muốn có một công trình hoàn hảo, bạn cũng nên lưu ý thêm một số điều như sau:
Tìm hiểu kỹ những thông tin về vị trí xây dựng và chỉ số tính toán
Như đã đưa ra rõ ở trên, các cách tính toán khối lượng sắt thép xây dựng còn liên quan trực tiếp đến những vị trí xây dựng và các chỉ số, đại lượng đặc thù. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước các đặc điểm của từng vị trí cụ thể cũng như các chỉ số tính toán trước khi bắt tay vào tính toán lượng sắt thép.
Chẳng hạn, nếu chưa nắm rõ thì bạn nên tìm hiểu các thông tin như móng cột là gì, đặc điểm của móng cột, hay phi là gì, phi được đo như thế nào?,… Bạn càng có nhiều hiểu biết về các vị trí xây dựng và các chỉ số thì việc tính toán lượng sắt thép của bạn sẽ càng dễ dàng và chính xác hơn.
Tham khảo những lời tư vấn từ các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm
Nếu bạn là một người không có quá nhiều kinh nghiệm tham gia vào những quá trình xây dựng trên thực tế thì việc tham khảo các ý kiến và lắng nghe tư vấn từ những người đã có kinh nghiệm thi công thực tế sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt. Các kiến trúc sư có kinh nghiệm sẽ căn cứ vào các đặc điểm ngôi nhà để đưa ra cho bạn những lời khuyên hợp lý và chính xác nhất, giúp cho việc tính toán của bạn được chuẩn hơn. Hơn nữa, họ cũng sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và cung cấp cho bạn các phương án giải quyết tốt nhất.
Căn cứ vào những đặc điểm thực tế của công trình để tính toán
Mặc dù các công thức tính toán đã được cung cấp khá đầy đủ và rõ ràng, thế nhưng trên thực tế, để có thể tính toán được một cách chính xác thì bạn còn cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác. Ví dụ như yêu cầu về thiết kế nhà đó như thế nào, các yêu cầu riêng về dầm, cột, cầu thang,… Những yếu tố này ở mỗi công trình khác nhau sẽ là khác nhau, vậy nên bạn cần phải đặc biệt chú ý nhé.
Luôn chuẩn bị các phương án dự phòng
Chắc chắn là sẽ không có ai có thể đảm bảo được kết quả tính toán của mình là chính xác tới 100%. Nhất là đối với những công trình xây dựng trong thực tế. Vì vậy mà bạn cũng nên chuẩn bị cho mình ít nhất là một phương án tính toán dự phòng khác.
Hãy luôn để ra một khoản chi phí phát sinh nào đó để có thể bổ sung ngay khi cần thiết. Hoặc bạn có thể xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể và bao quát nhất, đã bao gồm cả các trường hợp khác nhau. Như vậy thì mới có thể đảm bảo có thể hạn chế được tối đa những rủi ro hay những sai sót trong quá trình thi công trong thực tế.
Lựa chọn những thương hiệu sắt thép uy tín
Bên cạnh các lưu ý về cách tính toán khối lượng sắt thép thì bạn cũng nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng về đơn vị cung cấp sắt thép cho mình. Cần phải đảm bảo được rằng đơn vị này cung cấp các sản phẩm vật liệu uy tín và có chất lượng cao. Chất lượng vật liệu tốt thì công trình xây dựng mới có thể chắc chắn và bền vững nhất.
Trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm các thương hiệu chuyên cung cấp vật liệu sắt thép khác nhau. Ngoài những đơn vị nổi tiếng và có chất lượng cao thì cũng tồn tại hàng trôi nổi, hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, cũng có hàng nội địa trong nước và cả hàng nhập khẩu. Chỉ với 1 thao tác click chuột thì bạn đã có thể thấy được cho mình hàng ngàn kết quả khác nhau trên mạng.
Một số đơn vị cung cấp vật liệu uy tín cho bạn tham khảo có thể một số hãng thép trong nước khá quen thuộc như thép Hòa Phát, thép Miền Nam,… Hoặc cũng có thể là các hãng thép liên doanh với nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,… Bạn hãy cân nhắc kỹ và lựa chọn nhé.
Giá sắt thép xây dựng mới nhất
Sau đây là giá sắt thép xây dựng mới nhất tại miền Nam để các bạn tham khảo:
STT | LOẠI HÀNG | ĐVT | TRỌNG LƯỢNG/CÂY | THÉP MIỀN NAM SD 295/CB 300 | THÉP MIỀN NAM SD 390/CB400 |
1 | KÝ HIỆU TRÊN CÂY SẮT | V | V | ||
2 | D6 CUỘN | 1KG | 13.300 | 13.300 | |
3 | D8 CUỘN | 1KG | 13.300 | 13.300 | |
4 | D10 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 7.21 | 79.000 | 82.000 |
5 | D12 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 10.39 | 108.000 | 111.000 |
6 | D14 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 14.13 | 184.000 | 187.000 |
7 | D16 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 18.47 | 295.000 | 298.000 |
8 | D18 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 23.38 | 320.000 | 323.000 |
9 | D20 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 28.85 | 390.000 | 393.000 |
10 | D22 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 34.91 | 455.000 | 458.000 |
11 | D25CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 45.09 | 595.000 | 598.000 |
12 | D28 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 56.56 | 675.000 | 678.000 |
13 | D32 CÂY | ĐỘ ĐÀI 11.7m | 78.83 | 985.000 | 988.000 |
14 | Đinh + kẽm buộc = 17.500 Đ/KG – Đai Tai Dê 15 x 15 ….. 15x 25 = 16.000 Đ/KG |
Tham khảo thêm: giá vật liệu xây dựng khác
Trên đây là những cách tính khối lượng sắt thép xây dựng chính xác nhất cũng như một vài điều cần lưu ý khi tính toán. Hy vọng các tiêu chuẩn ở trên có thể giúp ích hơn cho bạn trong việc tính lượng sắt thép để xây nhà. Chúc bạn chọc được một phương án tính toán phù hợp và nếu có gì thắc mắc, đừng ngại ngần mà để lại câu hỏi dưới phần bình luận cho chúng tôi nhé!