Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Chủ động đôn đốc các doanh nghiệp đóng cửa mỏ sau khi khai thác khoáng sản
(Xây dựng) - Tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với huyện Nghi Xuân về chuyên đề “Việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023”.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát tình hình khai thác đá ở mỏ đá xã Xuân Liên của Công ty Cổ phần Hải Giang San. (Ảnh: Lê Hòa) |
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Nghi Xuân có 4 tổ chức, đơn vị đã được cấp phép đang hoạt động khai thác khoáng sản và 10 tổ chức, đơn vị kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường.
Qua quá trình hoạt động, cơ bản các đơn vị doanh nghiệp khai thác, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã từng bước chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, tiến hành lập đầy đủ các hồ sơ, thủ tục về đất đai, môi trường theo quy định. Ngay sau khi có thông báo hết hiệu lực giấy phép khai thác và đề nghị đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường đối với các mỏ khoáng sản trên địa bàn, huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương yêu cầu các tổ chức phải thực hiện các nghĩa vụ.
Đối với các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn đều chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự trong quá trình khai thác tại địa phương, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường trước khi thực hiện dự án. Đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cơ bản tuân thủ việc đảm bảo an toàn lao động, xử lý tiếng ồn, sử dụng công nghệ, vật liệu nổ theo đúng quy định.
Từ năm 2020-2023, huyện Nghi Xuân lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 87 trường hợp khai thác, vận chuyển, tàng trữ khoáng sản trái phép với tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước là 657 triệu đồng.
Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (chủ yếu là cát, đất) diễn ra với nhiều phương thức; vẫn còn xảy ra tình trạng một số đơn vị khai thác vượt công suất, khai thác khoáng sản đi kèm (đất san lấp) ngoài phạm vi được cấp phép; việc thực hiện chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ chưa được quan tâm thực hiện đúng mức…
Tại cuộc giám sát, lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân và các đơn vị có liên quan đã giải trình làm rõ về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, quản lý vật liệu nổ trong quá trình khai thác khoáng sản; nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản; nguyên nhân dẫn tới tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Thành viên Đoàn giám sát đề nghị huyện Nghi Xuân làm rõ một số vấn đề về tình trạng một số đơn vị khai thác vượt công suất, khai thác khoáng sản đi kèm khi chưa được cho phép; trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trong việc đầu tư nâng cấp, duy tu, sữa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác; hiệu quả từ các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các chủ doanh nghiệp vi phạm các quy định; phục hồi môi trường khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực; chế độ chính sách cho người lao động và trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn…
Kết luận tại cuộc làm việc, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga đề nghị huyện Nghi Xuân tiếp tục thực hiện tốt các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD; rà soát nhu cầu, có giải pháp bảo đảm nguồn cung khoáng sản làm VLXD trên địa bàn; quan tâm công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, xử lý tiếng ồn, quản lý tốt vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản.
Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Nghi Xuân tăng cường phối hợp với Sở, ngành cấp tỉnh trong giám sát việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về khoáng sản, nhất là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác vượt công suất, ngoài phạm vi cấp phép. Tổ chức khảo sát, đánh giá cụ thể nhu cầu về vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn để quy hoạch, đưa vào đấu giá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phương Dung
Theo
-
(Xây dựng) - Đây là đề xuất của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) tại phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, sáng 4/11.
-
(Xây dựng) - Khu vực khai thác nằm trong lòng sông Tiền thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất mặt nước khu vực khai thác là 23,2238ha. Trữ lượng khoáng sản được phép huy động đưa vào thiết kế khai thác là hơn 1,858 triệu m3.
-
(Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 5310/SXD-QLHĐXD2 về thông tin giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu trong quý III/2024 các khu vực trên địa bàn tỉnh.
-
(Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ gỡ khó, bảo vệ và tạo sức bật cho nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
-
(Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng 2019 (ICBM 2019), sáng 1/11, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) tổ chức Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng (ICBM 2024) từ ngày 31/10 đến 3/11/2024 tại Hà Nội với chủ đề “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”. Đây cũng là Hội thảo gắn liền với Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Vật liệu xây dựng (04/11/1969 – 04/11/2024).
-
(Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 3870/UBND-KTTH chỉ đạo các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế các mỏ khoáng sản nhằm đảm bảo tính minh bạch, ngăn ngừa tình trạng trốn thuế và tăng cường thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
16:06 | 01/11/2024 -
(Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đây là bước đi quan trọng trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản và mang lại cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho tỉnh Long An.
16:00 | 01/11/2024 -
(Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.
08:37 | 31/10/2024 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
18:41 | 29/10/2024 -
(Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.
15:39 | 28/10/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load