Ninh Bình: Thống nhất các mỏ vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng
(Xây dựng) – Ngày 15/7, UBND tỉnh Ninh Bình có Văn bản số 410/UBND–VP3, về việc thống nhất các mỏ đất, cát phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình.
UBND tỉnh Ninh Bình đã xác định 2 mỏ đất cung cấp nguồn vật liệu đất đắp cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình. |
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phân cấp và giao UBND tỉnh Ninh Bình làm cơ quan chủ quản tại Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 2/3/2024. Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương thực hiện công tác lập, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng theo quy định, phấn đấu khởi công trong năm 2024.
Về nguồn vật liệu đất đắp, văn bản nêu rõ: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 mỏ đất nằm trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024. Sau khi rà soát, tỉnh Ninh Bình đã xác định, lựa chọn 2 mỏ đất (mỏ đất phía Nam đồi Đương, đồi Lang; mỏ đất khu vực đồi Gay Trầu) khai thác cung cấp nguồn vật liệu đất đắp cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình và áp dụng chính sách đặc thù về cấp phép khai thác khoáng sản theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội.
Đối với các mỏ đất còn lại: Mỏ đất phía Đông Bắc văn phòng Công ty Cổ phần giống bò, thịt sữa Yên Phú; mỏ đất phía Đông đồi Mắt Vẹn và mỏ đất phía Tây Nam Dốc Bệu nằm trong quy hoạch tỉnh Ninh Bình, nhưng không phù hợp để lựa chọn cung cấp nguồn vật liệu đất đắp cho dự án trên vì nằm trong khu dân cư, gần trường học, thuộc quy hoạch khu du lịch sinh thái của địa phương, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của tỉnh, thuộc vùng đệm Công viên động hoang dã quốc gia tại Ninh Bình, gần cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, đường vào khai thác khó khăn.
Anh Tú
Theo
-
(Xây dựng) - Hiện nay, nguồn cát phục vụ các công trình giao thông tại tỉnh Bến Tre đang khan hiếm. Việc tháo gỡ những vướng mắc, đáp ứng nguồn cung vật liệu là giải pháp quan trọng để bảo đảm các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được triển khai đúng tiến độ. Việc cung ứng nguồn vật liệu san lấp khi chưa có vật liệu thay thế cho các công trình, dự án trọng điểm được tỉnh ưu tiên theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
11:38 | 23/07/2024 -
(Xây dựng) – Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cho biết do đã hết thời gian tiếp nhận hồ sơ và thông báo nhưng không có đơn vị nào ngoài Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ Thuật VNCN E&C nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản tại khu vực TB69, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình. Do đó, công ty này được lựa chọn để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đất san lấp tại khu vực nêu trên.
14:57 | 22/07/2024 -
(Xây dựng) - Ngày 18/7, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký Văn bản số 8236/UBND-KTN gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xử lý khó khăn, vướng mắc đối với thủ tục đất đai để thực hiện khai thác vật liệu cung cấp thi công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh này.
15:02 | 18/07/2024 -
(Xây dựng) - HĐND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND, quy định mức thu và đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết áp dụng cho cả những trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được từ khoáng sản.
19:49 | 17/07/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load