Quảng Bình: Gặp khó khăn, Nhà máy Xi măng Vạn Ninh tạm ngừng sản xuất clinker hơn một năm
(Xây dựng) - Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, clinker vẫn ở mức cao, nguồn cung cao hơn so với nhu cầu sử dụng; tiêu thụ xi măng, clinker trong nước và xuất khẩu sụt giảm mạnh… là những nguyên nhân dẫn đến việc Nhà máy Xi măng Vạn Ninh, thuộc Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân dừng sản xuất clinker từ tháng 5/2023 đến nay.
Nhà máy Xi măng Vạn Ninh dừng sản xuất clinker từ tháng 5/2023 đến nay. |
Nhà máy Xi măng Vạn Ninh (trước đây là Nhà máy Xi măng Áng Sơn 2, do Công ty TNHH Cơ khí đúc Thắng Lợi làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng). Nhà máy được khởi công từ tháng 7/2009, tại thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), đến tháng 12/2011 chính thức đi vào vận hành.
Năm 2013, Nhà máy Xi măng Vạn Ninh đã được Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân tiếp nhận và quản lý. Sau khi tiếp nhận, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân đã triển khai công tác kiểm kê, bàn giao và duy trì việc vận hành. Nhà máy có công suất sản xuất theo thiết kế là 1.500 tấn clinker/ngày, khoảng trên 500.000 tấn clinker/năm; đồng thời ổn định cuộc sống, thu nhập cho hơn 200 cán bộ, công nhân.
Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay do gặp giá nguyên liệu, nguồn cung vượt xa so với nhu cầu sử dụng khiến Nhà máy Xi măng Vạn Ninh dừng hoạt động trong nhiều tháng.
Theo báo cáo của Nhà máy Xi măng Vạn Ninh, từ năm 2023, nhà máy rơi vào tình trạng gặp khó khăn, trong đó có những lý do như: Nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, clinker vẫn ở mức cao; tiêu thụ xi măng, clinker trong nước và xuất khẩu sụt giảm mạnh, tồn kho tăng cao. Do vậy, nhà máy chỉ hoạt động sản xuất clinker được 59 ngày, từ ngày 6/5/2023 đến nay, nhà máy đã dừng sản xuất clinker. Trong năm 2023, công ty thua lỗ hơn 64 tỷ đồng.
Hệ thống máy bên trong Nhà máy Xi măng Vạn Ninh. |
Năm 2022, doanh thu hoạt động sản xuất của Nhà máy Xi măng Vạn Ninh là gần 440 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 11 tỷ đồng; năm 2023, doanh thu hoạt động sản xuất đạt hơn 142 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 11 tỷ đồng; nhưng 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Trong năm 2024, nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất 130.000 tấn clinker. Tuy nhiên, theo như tình hình hiện nay thì năm 2024 nhà máy sẽ không sản xuất clinker. Trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty thua lỗ gần 30 tỷ đồng, tổng số lao động hiện tại chỉ còn 148 người.
Lãnh đạo Nhà máy Xi măng Vạn Ninh cho biết, mặc dù sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn cố gắng tạo điều kiện việc làm cho người lao động có thu nhập và nộp đầy đủ các khoản thuế, phí đối với Nhà nước và chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Giá nguyên liệu tăng cao, cùng với nguồn cung vượt xa so với nhu cầu, việc tiêu thụ khó khăn, thua lỗ khiến nhà máy dừng sản xuất clinker. |
Tại Báo cáo số 1281/BC-SXD ngày 3/6/2024 của Sở Xây dựng Quảng Bình gửi Bộ Xây dựng, về tình hình thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Năm 2022, 2023 ngành Xi măng tiếp tục đối mặt tình trạng dư cung, lượng tiêu thụ giảm sút do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, giá than đầu vào lại neo ở mức cao đã kéo biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành đi xuống, lợi nhuận ngành Xi măng giảm sút khi áp lực nguyên liệu đầu vào tăng đột biến.
Các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống sử dụng nhiên, nguyên liệu thay thế (dùng biomass, chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại, sơ chế để thay thế một phần than đá…) nhưng do tình hình thực tế hiện nay thiếu hụt nguồn cung của nhiên, nguyên liệu thay thế; khó khăn về chi phí nguyên liệu đầu vào: Giá bán clinker tăng thấp, trong khi giá điện tăng, giá nhiên liệu (than) tăng, thuế xuất khẩu tăng lên 10% từ năm 2023, nên sản xuất lỗ nhiều hơn dừng sản xuất, do đó các nhà máy chọn phương án tạm dừng sản xuất.
Đào Hồng Thiệu
Theo
-
(Xây dựng) – Dù không có trong quy hoạch, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng một bãi tập kết cát lớn vẫn ngang nhiên hoạt động tại thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
-
(Xây dựng) – Có 4/5 mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị doanh nghiệp trả kết quả sau khi đã trúng đấu giá quyền khai thác ở ngưỡng cao chót vót.
-
(Xây dựng) – Hơn 11 tỷ đồng tiết kiệm được trong hoạt động đấu thầu, cộng với hơn 900 triệu đồng kinh phí dự phòng sẽ được Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục sử dụng vào mục đích mua sắm tập trung xi măng, hỗ trợ đợt 2 cho các xã trên địa bàn xây dựng đường giao thông nông thôn năm 2024.
09:42 | 28/08/2024 -
(Xây dựng) – Sáng 27/8, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển một số loại vật liệu xây dựng tái chế, vật liệu xây dựng mới trên địa bàn Thành phố”. Hội thảo có sự tham dự của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, các chuyên gia và doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn.
15:20 | 27/08/2024 -
(Xây dựng) - Hiện nay, mặc dù các ngành chức năng liên tục vào cuộc kiểm tra, xử lý, song nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng, nội thất giả, nhái thương hiệu, kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của các công trình xây dựng.
21:30 | 25/08/2024 -
(Xây dựng) - Chiều 23/8, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, sự ủng hộ của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam (PCCC&CNCH), Hội Bê tông Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) và trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình”. Hội thảo có sự tham dự của các nhà quản lý, khoa học, đơn vị doanh nghiệp và các Hội nghề nghiệp liên quan.
10:26 | 24/08/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load